Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Ngữ văn 10 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em phân biệt được phong cách ngôn ngữ nghệ thuật vowsiphong cách ngôn ngữ khác. eLib đã biên soạn bài này một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Ngữ văn 10 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 102 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật các phép tu từ sau thường được sử dụng : so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh...

- Những phương tiện này được dùng rất sáng tạo, hoặc đơn lẻ, hoặc phối hợp với nhau

2. Soạn câu 2 trang 102 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Trong ba đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, tính hình tượng được coi là đặc trưng cơ bản vì:

a. Tính hình tượng vừa là mục đích vừa là phương tiện sáng tạo của nghệ thuật.

- Mục đích của sáng tạo nghệ thuật vừa là phương tiện sáng tạo của nghê thuật nhằm phản ánh thế giới khách quan và sự cảm nhận chủ quan về thế giới ấy của người nghệ sĩ.

- Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Nhà văn sử dụng chất liệu ngôn từ làm phương tiện để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Vì thế, tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

b. Ngoài ra tính hình tượng còn bao quát hai đặc trưng kia:

- Bản thân ngôn ngữ chứa đựng các yếu tố gây cảm xúc và tạo truyền cảm.

- Trong khi xây dựng hình tượng, thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, nhà văn đã bộc lộ cá tính sáng tạo của mình.

3. Soạn câu 3 trang 102 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

a. Điền từ “canh cánh” ở “ Nhật kí trong tù" canh cánh một tấm lòng nhớ nước).

--> Do đây là câu văn mang tính biểu cảm, cần điền từ biểu thị tình cảm

b. Dòng thơ thứ ba chúng ta điền từ "rắc", dòng thơ thứ tư điền từ "giết"

"Ta tha thiết tự do dân tộc

Không chỉ vì một dải đất riêng

Kẻ đã rắc trên mình ta thuốc độc

Giết màu xanh cả trái đất nghiêng"

=> Do các từ này không chỉ sát nghĩa với ngữ cảnh mà còn đảm bảo luật thơ

4. Soạn câu 4 trang 103 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

So sánh :

Về từ ngữ:

  • Ở Thu vịnh: các từ ngữ (trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơm gió hắt hiu, nước biếc, khói phủ, bóng trăng) có tính chất ước lệ, quen thuộc mang những dấu ấn thi pháp văn học trung đại.

  • Hay Tiếng thu: lá thu rơi, nai vàng, lá vàng khô => những hình ảnh giản dị và quen thuộc, mang hơi hướng tả thực, mới lạ

  • Đất nước: núi đồi, gió thổi, rừng tre, trời thu, trong biếc => hình ảnh gần gũi và thân thiết, tả thực

Về nhịp điệu:

  • Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 (Thu vịnh)

  • Nhịp điệu 3/2  (Tiếng thu)

  • Nhịp điệu 3/2; 3/4; 2/2/2; 2/3; 2/2/2 (Đất nước)

Hình tượng màu thu ở các tác giả khác nhau do không cùng thời đại nên cũng có những điểm khác nhau, hình tượng có thể mang tính ước lệ hoặc chân thực. Cũng từ sự khác nhau về hình tượng và cách diễn đạt, khác nhau về hình ảnh, ngôn ngữ…nên dấu ấn phong cách cá nhân ở mỗi tác giả cũng khác nhau.

Ngày:26/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM