Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) Ngữ văn 10 đầy đủ
Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Từ đó, các em có thể phân tích được một văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Soạn câu 1 trang 127 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ
a. Đặc trưng phong cách ngôn ngữ trong nhật kí Đặng Thùy Trâm:
- Tính cụ thể:
+ Nhật kí của Đặng Thùy Trâm thể hiện được đặc trưng chung khi viết nhật kí bởi vì có thời gian, địa điểm rõ ràng.
+ Bên cạnh đó, nhật kí có người nói cụ thể cùng với mục đích của người nói.
+ Cụ thể trong diễn đạt: hô gọi, lời tự nhủ, lời tự trách.
- Tính cảm xúc: giọng thủ thỉ tâm tình nói về hiện tại và tương lai đôi lúc giọng hơn trách, giục giã.
- Tính cá thể: Có nét riêng biệt của giọng điệu tâm tình đặc trưng của nhật kí: có nhiều từ ngữ nội tâm, giọng trẻ - tâm hồn của người trẻ khi sống trong hoàn cảnh chiến tranh.
b. Ghi nhật kí giúp bạn có thể phát triển vốn ngôn ngữ, vốn từ vựng cũng như cách diễn đạt linh hoạt.
2. Soạn câu 2 trang 127 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ
(1) "Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười"
- Đặc trưng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thứ nhất dễ nhận thấy nhất trong hai câu thơ trên là tính cụ thể:
+ Câu ca dao là lời nhân vật “ta” nói với “mình” về nỗi nhớ nhung, bịn rịn.
+ Hoàn cảnh nói rất có thể là vào một đêm chia tay giã hội.
+ Ngôn từ được sử dụng trong câu ca dao này khá thân mật và dân dã (mình, ta, chăng, hàm răng).
- Tính cảm xúc:
+ Câu ca dao thể hiện rất rõ cảm xúc bịn rịn, luyến lưu, nhung nhớ.
+ Những từ ngữ biểu hiện trực tiếp những cảm xúc này là: Mình… có nhớ ta, ta nhớ…
- Tính cá thể: do ca dao là sáng tác của tập thể nên tính cá thể không rõ rệt như trong đối thoại thông thường. Tuy vậy, qua từ ngữ, vẫn có thể nhận ra đặc điểm riêng của người nói trong bài ca dao:
+ Câu 1: lời thoại của một người giàu tình cảm trong tình yêu đôi lứa.
+ Câu 2: lời thoại của một chàng trai lao động yêu đời, táo bạo và tràn đầy tình cảm.
=> Câu ca dao gắn với hình ảnh một chàng trai lao động mạnh bạo, với những ngôn từ vừa thân mật vừa vui đùa nhưng cũng vừa tế nhị sắc sảo.
(2) "Hỡi cô yếm trắng lòa xòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh".
- Tính cụ thể:
+ Câu này là một lời tỏ tình trong lao động. Câu ca dao là lời của một anh thanh niên nông dân nói với một cô gái qua đường.
+ Hoàn cảnh nói là một buổi lao động, gắn với hoạt động cụ thể (đập đất trồng cà).
- Ngôn ngữ giao tiếp trong câu cũng là những lời nói suồng sã, bình dân: lời hô gọi (Hỡi cô), lời miêu tả có tính trêu đùa (yếm trắng lòa xòa).
- Tính cảm xúc: Câu ca dao là lời chàng trai nói với cô gái, có thể hiểu là lời tỏ tình nhưng cũng có thể hiểu đó là lời đùa cợt (có ý kiến cho rằng đây là lời chế giễu những cô gái nhà giàu lời lao động).
=> Lời nói hàng ngày khi được đưa vào thơ lục bát thường là đã được lựa chọn kĩ càng, tuy không quá cầu kì nhưng vẫn phải phù hợp với hoàn cảnh nói, vẫn phải đảm bảo về mặt nội dung diễn đạt và giá trị thẩm mỹ của lời thơ. Đồng thời lời nói hàng ngày khi đưa vào thơ lục bát còn phải tuân thủ các quy tắc về nhịp điệu, vần điệu và tuân thủ sự hài hòa về mặt âm thanh.
3. Soạn câu 3 trang 127 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ
- Đọc đoạn văn trên người đọc sẽ dễ dàng nhận ra đây là đoạn đối thoại được trích trong sử thi Đăm Săn, cụ thể đoạn văn chính là cuộc đối thoại của Đăm Săn với dân làng được mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, cũng có sự hô - đáp, sự luân phiên giữa người nói và người nghe.
- Lời nói có tính điệp từ, điệp ngữ: "Ai chăn ngựa hãy đi dắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về!"; "Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói!" và mỗi câu văn đều có tính nhịp điệu, mang đậm chất sử thi, khác với lời ăn tiếng nói hằng ngày.
- Điều này là do đoạn đối thoại trên là đoạn đối thoại trong một tác phẩm sử thi. Một tác phẩm sử thi cần phải có sự nhịp nhàng, nhịp điệu để thích hợp với hình thức hát - kể. Do đó đoạn đối thoại trong sử thi dù có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cũng không giống nhau hoàn toàn phong cách sinh hoạt.
=> Sự lặp lại của các yếu tố dư này giúp duy trì cái mạch nhịp điệu cho đoạn thoại và duy trì cho cái không khí của sử thi. Nếu lược đi những yếu tố dư này thì đoạn sử thi nêu trên sẽ không khác gì một đoạn thoại trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Tham khảo thêm
- doc Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam đầy đủ
- doc Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ đầy đủ
- doc Soạn bài Khái quát văn hoc dân gian Việt Nam đầy đủ
- doc Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tt) đầy đủ
- doc Soạn bài Văn bản Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc một tác phẩm văn học) đầy đủ
- doc Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây đầy đủ
- doc Soạn bài Văn bản (tt) Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Uy-lít-xơ trở về Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Ra - ma buộc tội Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Tấm Cám Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Tam đại con gà Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Ca dao hài hước Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Lời tiễn dặn Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Khái quát VHVN từ TK X đến hết TK XIX Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Tỏ lòng Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Cảnh ngày hè Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự (dựa theo nhân vật chính) Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Nhàn Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Vận nước Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Hứng trở về Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Cảm xúc mùa thu Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Trình bày một vấn đề Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Lập kế hoạch cá nhân Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Thơ Hai-cư của Ba-sô Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Lầu Hoàng Hạc Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Khe chim kêu Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh Ngữ văn 10 đầy đủ
- doc Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh Ngữ văn 10 đầy đủ