Bài học Công Nghệ 7

Bộ chủ đề Bài giảng Công Nghệ 7 bao gồm nội dung ngắn gọn và chi tiết của 60 bài học. Cấu trúc của mỗi bài giảng sẽ cung cấp cho các em các kiến thức trọng tâm một cách ngắn gọn, dễ nhớ. Bên cạnh đó, tài liệu còn giúp các em củng cố các kiến thức thông qua các bài tập ở mục bài tập minh họa.

1. Giới thiệu bài học Công nghệ 7

Để hổ trợ cho việc học môn Công nghệ 7 của các em có thể học và ôn tập một hiệu quả các nội dung của Công nghệ 7. Nội dung chương trình Công nghệ 7 bao gồm 8 chương với 60 bài học.

Ở mỗi bài học luôn hướng đến kết quả của các mục tiêu cụ thể về kiến thức và năng lực; hiểu hình thành và tiếp thu được các khái niệm kĩ thuật có khả năng sử dụng các phương tiện và biện pháp kĩ thuật trong thực hành. Đồng thời rèn luyện phẩm chất, thái độ đối với thực tế thông qua các kiến thức trọng tâm cơ bản đồng thời là các kiến thức nâng cao và các kiến thức thực tế.

Bên cạnh những vấn đề chung sự khác biệt về đặc điểm địa phương các vùng miền cũng được lưu ý trong  nội dung các bài học.

Cấu trúc của mỗi bài học gồm bốn phần: Tóm tắt lý thuyết; Bài tập minh họa; Luyện tập; Kết luận. Với cấu trúc này sẽ giúp các em phát triển toàn diện biết gắn kết lí thuyết với thực hành hình thành những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp. 

Các em có thể tham khảo nội dung từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile. Đặc biệt các em có thể xem và tải các file bài học này về máy mà không cần lo phí.

2. Một số phương pháp học tập đạt hiệu quả cao

2.1. Một số đặc trưng của bộ môn

Công nghệ 7 là môn khoa học ứng dụng thực tế. Bộ môn này có kho tàng kiến thức rất rộng, phong phú và đan xen nhau. Để học tốt, người học phải ghi nhớ các khái niệm cơ bản, vận dụng linh hoạt các kiến thức và kỹ năng để làm bài tập và phải thường xuyên ứng dụng vào thực tế.

Đối với học sinh cấp THCS, Công nghệ là 1 môn học khá mới mẻ, đòi hỏi khả năng tìm tòi, tư duy vì vậy đa số các em đều sẽ gặp khó khăn khi học môn này dẫn tới tâm lý không thích, chán nản hoặc học đối phó. Vì vậy để học tốt, trước tiên các em phải tạo cho mình niềm yêu thích, sự hứng thú và quyết tâm học tập.

2.2. Phương pháp tạo hứng thú đối với bộ môn

Thứ nhất, các em cần xem Công nghệ 7 là một niềm đam mê và yêu thích nó. Đặc biệt môn Công nghệ 7 luôn gắn liền với thực tế cuộc sống, các em có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, trong mọi hoàn cảnh, chứ không nhất thiết chỉ học trên lớp hoặc trong sách giáo khoa.

Thứ hai, các em cần có sự am hiểu về môn học, biết vận dụng những kiến thức đã học có liên quan đến thực tiễn. Ví dụ: Việc tìm hiểu, nghiên cứu về quá trình trao đổi chất trong cơ thể người, về những lượng vitamin trong các món ăn, vừa giúp cho việc học không trở nên khô khan, vừa giúp các em biết cách bổ sung đủ các chất dinh dưỡng, các loại vitamin cần thiết cho cơ thể từ các loại thực phẩm, qua đó giúp các em biết cách rèn luyện sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Thứ ba, cần tập thói quen luyện tập thường xyên để tạo phản xạ: Trong quá trình làm các bài kiểm tra, việc nhớ lý thuyết là rất cần thiết. Tuy nhiên nhớ không phải là học thuộc lòng, mà là hiểu rõ bản chất của lý thuyết và các khái niệm. Tìm trong bài học những kiến thức liên quan đến thực tiễn đời sống, cách vận dụng, tìm thêm các ví dụ tương tự để nhớ lâu.

Thứ tư, các em luôn luôn chuẩn bị bài vở đầy đủ trước khi đến lớp: Học bài cũ, làm bài tập về nhà, đọc trước bài mới; nên ghi chú lại những chỗ không hiểu, những điểm quan trọng để hôm sau sẽ chú ý đến đoạn đó hơn hoặc hỏi thầy cô.

Hãy luôn mang theo bên mình một chiếc bút chì trong khi học để đánh dấu các công thức, kiến thức trọng tâm được thầy cô nhấn mạnh, sau đó ghi chép lại vào một cuốn sổ tay. Những chỗ chưa hiểu, hãy mạnh dạn trao đổi với bạn bè hoặc hỏi trực tiếp giáo viên bộ môn để hoàn thiện kiến thức.

2.3. Phương pháp học bài nhanh thuộc, nhớ lâu

Muốn thuộc nhanh, nhớ lâu các em nên học theo phương pháp “Tái hiện kiến thức”, phương pháp này gồm 3 bước như sau:

Bước 1: Trên lớp nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ.

Bước 2: Tái hiện kiến thức trong thời gian ở nhà (nghe giảng buổi sáng – tái hiện buổi chiều, nghe giảng buổi chiều – tái hiện buổi tối). Với bài tập, che lời giải của thầy cô để tự giải lại. Với kiến thức giáo khoa, lập dàn ý hoặc sơ đồ tư duy để dễ học. Vận dụng kiến thức liên hệ thực tế xung quanh để khắc sâu kiến thức.

Bước 3: Những ngày sau, đúng giờ học môn Công nghệ, lấy bài cũ ra ôn lại lần nữa.

2.4. Phương pháp để làm bài kiểm tra đạt kết quả cao

Để làm tốt các bài kiểm tra các em nên nhớ: Luôn giữ thái độ bình tĩnh, tinh thần thoải mái, tự tin rằng sẽ làm được. Trong quá trình làm bài cần chú ý:

Bước 1: Đọc lướt qua đề 1 lần từ đầu đến cuối. Đọc lại lần 2 chậm rãi, chọn ra câu dễ, câu khó, ý dễ , ý khó. Dự kiến thời gian làm cho từng câu hợp lý.

Bước 2: Chọn câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Trong mọi câu nên chọn ý dễ làm trước, ý khó làm sau. Trả lời đúng, đủ, không lang mang quá đà. Nên phát họa ý chính ra nháp trước, tránh bị quên hoặc sót ý.

Bước 3: Kiểm tra kĩ lại bài làm. Không vội vàng, cẩu thả, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, đúng chính tả, điều này sẽ giúp các em đạt điểm cao hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM