Hoá học 8 Bài 10: Hóa trị
Như đã nói ở bài giảng Công thức hóa học, nguyên tử có khả năng liên kết với nhau. Hóa trị là con số biểu thị khả năng đó. Biết được hóa trị ta sẽ hiểu và viết đúng cũng như lập được công thức hóa học của hợp chất.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hoá trị một nguyên tố được xác định như thế nào?
a. Cách xác định
- Quy ước: Gán cho H hoá trị I , chọn làm đơn vị.
- Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử Hiđro thì nói nguyên tố đó có hoá trị bằng bấy nhiêu.
- Dựa vào khả năng liên kết của các nguyên tố khác với O. (Hoá trị của oxi bằng 2 đơn vị , Oxi có hoá trị II).
- Hoá trị của nhóm nguyên tử:
Liên kết với 1 nguyên tử H.
H2SO4: SO4 có hoá trị II.
HOH : OH có hoá trị I
b. Kết luận
Coi nhóm nguyên tử như một nguyên tố bất kỳ.
- Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
- Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị
1.2. Quy tắc hoá trị
a. Quy tắc
* CTTQ: AxBy → ax = by
* Quy tắc: Trong công thức hóa học , tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
x,y,a,b là số nguyên
Quy tắc này đúng cho cả B là nhóm nguyên tử.
b. Vận dụng:
Tính hoá trị của một nguyên tố
ZnCl2: 1.a= 2.I ⇒ a= II
AlCl3: 1.a= 3.I ⇒ a = III
CuCl2: 1.a = 2.I ⇒ a= II
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Tính hóa trị của chất
Tính hóa trị của Fe trong hợp chất.
a. FeCl2 biết Cl có hóa trị I
b. Fe2(SO4)3 biết nhóm SO4 có hóa trị II.
Hướng dẫn giải
a. Gọi hoá trị của sắt là a:
a = 2.I ⇒ a = II
Vậy hóa trị của Fe trong hợp chất FeCl2 là II
b. Gọi hoá trị của sắt là b:
2.b = 3.II ⇒ a = III
Vậy hóa trị của Fe trong hợp chất Fe2(SO4)3 là III
2.2. Dạng 2: Lập công thức hóa học khi biết hóa trị
Lập công thức hóa học của các hợp chất sau:
a. Hợp chất tạo bởi S (VI) và oxi
b. Hợp chất tạo bởi Na (I) và (SO4) (II)
c. Hợp chất tạo bởi P (III) và H
d. Hợp chất tạo bởi Cu(II) và (SO4) (II)
e. Hợp chất tạo bởi Ca(II) và (NO3) (I)
Hướng dẫn giải
Các bước lập Công thức hóa học
- Viết CTHH dạng chung AxBy.
- Với a,b là hóa trị lần lượt của A, B
- Theo quy tắc hóa trị ta có x.a = b.y
- Chuyển thành tỉ lệ \(\frac{x}{y} = \frac{b}{a} = \frac{{b'}}{{a'}}\)
- Lấy x = b hay b’ và y = a hay a’( nếu a’ ,b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a , b)
- Viết Công thức hóa học của hợp chất.
Lưu ý: Trong công thức AxBy , nếu hóa trị của A và B như nhau, thì x = y = 1
a. Hợp chất tạo bởi S (VI) và oxi là SO2
b. Hợp chất tạo bởi Na (I) và (SO4) (II) là Na2SO4
c. Hợp chất tạo bởi P (III) và H là: PH3
d. Hợp chất tạo bởi Cu(II) và (SO4) (II) là CuSO4
e. Hợp chất tạo bởi Ca(II) và (NO3) (I) là: Ca(NO3)2
2.3. Dạng 3: Chọn công thức hóa học phù hợp
Chọn công thức hóa học phù hợp với hóa trị IV của N trong các công thức hóa học sau: NO, N2O3 , N2O, NO2 .
Hướng dẫn giải
Trong hợp chất NO thì N có hóa trị II
Trong hợp chất N2O3 thì N có hóa trị III
Trong hợp chất N2O thì N có hóa trị I
Trong hợp chất NO2 thì N có hóa trị IV (Đáp án đúng)
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Cho hợp chất của X là XO và Y là Na2Y. Công thức của XY là
Câu 2: Tính hóa trị của C trong CO biết Oxi hóa trị là II?
Câu 3: Trong P2O5 , P hóa trị mấy?
Câu 4: Lập công thức hóa học biết hóa trị của X là I và số p = e là 13 và Y có nguyên tử khối là 35,5?
Câu 5: Lập công thức hóa học của Ca(II) với OH(I)?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Biết hidroxit có hóa trị I, công thức hóa học nào đây là sai
A. NaOH
B. CuOH
C. KOH
D. Fe(OH)3
Câu 2: Bari có hóa tri II. Chọn công thức sai
A. BaSO4
B. BaO
C. BaCl
D. Ba(OH)2
Câu 3: Nguyên tử Fe có hóa trị II trong công thức nào?
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe
D. FeCl3
Câu 4: Ta có một oxit tên CrO. Vậy muối của Crom có hóa trị tương ứng là
A. CrSO4
B. Cr(OH)3
C. Cr2O3
D. Cr2(OH)3
Câu 5: Chọn câu sai
A. Hóa tri là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố kia
B. Hoá trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của oxi là 2 đơn vị
C. Quy tắc hóa trị : x.a=y.b
D. Photpho chỉ có hóa trị IV
4. Kết luận
Sau bài học cần nắm: lập công thức của hợp chất 2 nguyên tố, tính hoá trị của nguyên tố trong hợp chất.
Tham khảo thêm
- docx Hoá học 8 Bài 1: Mở đầu môn Hóa học
- docx Hoá học 8 Bài 2: Chất
- docx Hoá học 8 Bài 3: Bài thực hành 1
- docx Hoá học 8 Bài 4: Nguyên tử
- doc Hoá học 8 Bài 5: Nguyên tố hóa học
- doc Hoá học 8 Bài 6: Đơn chất và hợp chất - Phân tử
- doc Hoá học 8 Bài 7: Bài thực hành 2
- doc Hoá học 8 Bài 8: Bài luyện tập 1
- doc Hoá học 8 Bài 9: Công thức hóa học
- doc Hoá học 8 Bài 11: Bài luyện tập 2