Địa lí 8 Bài 30: Thực hành Đọc bản đồ địa hình Việt Nam

Nhằm giúp các bạn học sinh rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ địa hình Việt Nam thông qua bài thực hành Đọc bản đồ địa hình Việt Nam Địa lý 8, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 18 Địa lí 8. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 8 Bài 30: Thực hành Đọc bản đồ địa hình Việt Nam

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục tiêu

- Rèn kĩ năng đọc bản đồ Việt Nam, nhận biết các đơn vị địa hình cơ bản trên bản đồ.

- Phân biệt địa hình tự nhiên, địa hình nhân tạo trên bản đồ.

1.2. Dụng cụ

- Bản đồ địa hình Việt Nam

2. Nội dung tiến hành

2.1. Hoạt động 1: Đi theo vĩ tuyến 22oB, từ biên giới Việt – Lào đến biên giới Việt – Trung, ta phải vượt qua các dãy núi và sông lớn nào?

Gợi ý làm bài

- Vượt qua các dãy núi: Pu Đen Đinh, Hoàng Liên Sơn, Con Voi, cách cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cách cung Bắc Sơn.

- Vượt qua các dòng sông lớn: sông Đà, sông hồng, sông Chảy, sông Lô, Sông Gâm, sông Cầu, sông Kì Cùng.

2.2. Hoạt động 2: Đi dọc kinh tuyến 108oĐ (hình 30.1), đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua các cao nguyên nào?

Gợi ý làm bài

Đi dọc kinh tuyến 108oĐ, đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua các cao nguyên: Kon Tum, Đắc Lắc, Mơ Nông và Di Linh.

Nhận xét về địa hình va thạch nham của cao nguyên:

- Tây Nguyên là khu vực nền cổ, bị nứt vỡ kèm theo phun trào mắc-ma vào thời kì Tân kiến tạo. Dung nham núi lửa tạo nên các cao nguyên rộng lớn, xen kẽ với badan trẻ là các đá cổ Tiền Cambri.

- Địa hình

+ Địa hình nhìn chung thấp dần từ Bắc xuống Nam, nơi cao nhất là đỉnh núi Ngọc Linh (2598m).

+ Sườn các cao nguyên dốc, thung lũng bị chia cắt sâu tạo thành các dòng sông lớn như S. Xê Xan, S. Đồng Nai.

+ Phía Bắc là các dãy núi cao trên 1200m, cao nhất là núi Ngọc Linh (2598m).

+ Ở giữa là các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, bề mặt lượn sóng; độ cao từ 700 - 1000m.

+ Rìa cuối là khu vực đồng bằng ven biển ở Phan Thiết độ cao từ 0 - 200m.

- Nham thạch: gồm các lớp: granit và biến chất, badan, trầm trích.

+ Granit và biến chất chủ yếu ở khu vực núi cao từ dãy Bạch Mã đến núi Ngọc Linh.

+ Badan: phạm vi rộng lớn nhất, tập trung ở các khu vực cao nguyên badan rộng lớn (Plây Ku, Buôn Ma Thuật).

+ Cuối cùng là trầm tích: phân bố một phạm vi nhỏ ở rìa cuối lát cắt, khu vực đồng bằng ven biển ở Phan Thiết.

2.3. Hoạt động 3: Cho biết quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo lớn nào? Các đèo này có ảnh hưởng tới giao thông bắc - nam như thế nào? Cho ví dụ

Gợi ý làm bài

- Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo lớn: Sài Hồ (Lạng Sơn), Tam Điệp (Ninh Bình), Ngang (Hà Tĩnh - Quảng Bình), Hải Vân (Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng), Cù Mông (Bình Định - Phú Yên), Cả (Phú Yên - Khánh Hòa).
- Các đèo này có ảnh hưởng lớn tới giao thông vận tải giữa các vùng, các tỉnh từ Bắc vào Nam và ngược lại. Trước đây, muốn lưu thông tuyến Bắc - Nam cần phải vượt qua các con đèo uốn khúc và sường dốc, rất nguy hiểm trong giao thông đi lại. Ngày nay, đã xây dựng được các hầm xuyên núi và nâng cấp các tuyến đường qua đèo, giúp giao thông dễ dàng và an toàn hơn.

Ví dụ: Tại khu vực đèo Hải Vân, độ cao rất lớn và sườn dốc chênh vênh bên bờ biển phía Đông. Hiện nay, hầm Hải Vân đã được xây dựng và thúc đẩy mạnh mẽ giao thông Bắc - Nam.

3. Kết luận 

Sau khi học xong bài này các em cần biết:

- Cấu trúc địa hình Việt Nam, sự phân hoá địa hình tư Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.

- Kĩ năng đọc bản đồ Việt Nam, nhận biết các đơn vị địa hình cơ bản trên bản đồ.

- Phân biệt địa hình tự nhiên, địa hình nhân tạo trên bản đồ.

Ngày:03/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM