Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 16: Phân bón hóa học

Dưới đây là Hướng dẫn giải Hóa 11 SGK nâng cao Chương 2 Bài 16 Phân bón hóa học được eLib biên soạn và tổng hợp, nội dung bám sát theo chương trình SGK Hóa học 11 nâng cao giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn tập kiến thức hiệu quả hơn. 

Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 16: Phân bón hóa học

1. Giải bài 1 trang 70 SGK Hóa 11 nâng cao

Cho các mẫu phân đạm sau đây: amonisunfat, amoniclorua, natri nitrat. Hãy dùng các thuốc thử thích hợp để nhận biết chúng. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng.

Phương pháp giải

- Hòa tan ba mẫu vào nước thu dung dịch.

- Cho dung dịch Ba(OH)2 tác dụng với ba mẫu và đun nhẹ

- Cho vụn đồng và H2SO4 loãng tác dụng với dụng với mẫu còn lại

Hướng dẫn giải

Sự khác nhau giữa nhận biết và phân biệt: để phân biệt các chất A, B, C. chất còn lại đương nhiên là D. Trái lại để nhận biết A, B, C, D cần xác định tất cả các chất, không bỏ qua chất nào.

Hòa tan ba mẫu vào nước thu dung dịch.

Cho dung dịch Ba(OH)2 tác dụng với ba mẫu và đun nhẹ.

Mẫu sủi bọt khi màu khai, đồng thời tạo kết tủa trắng là dung dịch (NH4)2SO4

(NH4)2SO4  +  Ba(OH)2  →   BaSO4↓  +  NH3↑  +  H2O

Mẫu sủi bọt khí mùi khai, đồng thời tạo kết tủa rắng là dung dịch NH4Cl

2NH4Cl   +   Ba(OH)2   →   BaCl2   +   2NH3  +   2H2O

Mẫu còn lại NaNO3

Cho vụn đồng và H2SO4 loãng tác dụng với dụng với mẫu còn lại, thấy xuất hiện khí không màu hóa nâu ngoài không khí ⇒ NaNO3

3Cu  +  8H+  +   2NO3-  →   3Cu2+   +  2NO↑  +   4H2O

2. Giải bài 2 trang 70 SGK Hóa 11 nâng cao

Một trong những Phương pháp điều chế canxi nitrat là cho đá vôi hoặc đá phấn tác dụng với axit nitric loãng. Còn amoni nitrat có thể điều chế bằng cách cho amonitrat tác dụng với amonicacbonat. Viết phương trình hóa học và cho biết tại sao các phản ứng này xảy ra hoàn toàn.

Phương pháp giải

Điều chế canxi nitrat: CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O

Điều chế canxi cacbonat: Ca(NO3)2 + (NH3)2CO3  →  CaCO3 + 2NH4NO3

Hướng dẫn giải

Điều chế canxi nitrat: CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O

Điều chế canxi cacbonat: Ca(NO3)2 + (NH3)2CO3  →  CaCO3 + 2NH4NO3

Các phản ứng trên xảy ra hoàn toàn vì thỏa mãn điều trao đổi ion.

3. Giải bài 3 trang 70 SGK Hóa 11 nâng cao

Từ không khí, than, nước và các chất xúc tác cần thiết, hãy lập sơ đồ điều chế phân đạm NH4NO3.

Phương pháp giải

Sơ đồ điều chế phân đạm NH4NO3

Hướng dẫn giải

Chưng cất không khí thu N2

C + H2O ⇔  CO + H2  (đk: 1050oC)

NH4NO3 được điều chế từ sơ đồ sau đây:

4. Giải bài 4 trang 70 SGK Hóa 11 nâng cao

Tại sao không được trộn supephotphat với vôi? Giải thích rõ và viết phương trình hóa học của phản ứng.

Phương pháp giải

Khi bón phân lân cho cây trồng thì không được trộn supephotphat với vôi bột vì nó làm giảm hàm lượng P2O5 trong phân bón.

Hướng dẫn giải

Vì xảy ra phản ứng sau đây: Ca(H2PO4)2 + Ca(OH)2 → 2CaHPO+ 2H2O

5. Giải bài 5 trang 70 SGK Hóa 11 nâng cao

Supephotphat được điều chế từ một loại quặng có chứa 73% Ca3(PO4)2, 26% CaCO3 và 1% SiO2.

a) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 65% đủ để tác dụng với 100 kg bột quặng đó.

b) Supephotphat đơn thu được gồm những chất nào? Tỉ lệ % P2O5 trong loại pupephotphat đơn trên.

Phương pháp giải

a) Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 → 2CaSO4 + Ca(H2PO4)2

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O

Từ phương trình hóa học ta tính được:

- Khối lượng H2SO4 nguyên chất đã dùng

- Khối lượng dung dịch H2SO4 65% đã dùng

b) mCa(H2PO4)2 = ?, nCaSO4 = ?

→ Khối lượng P có chứa trong 55,1 kg Ca(H2PO4)?

→  Khối lượng P2O5 có trong pupephotphat đơn thu được?

→ Tỉ lệ %P2O5 trong loại supephotphat đơn?

Hướng dẫn giải

Câu a: 100kg quặng chứa 73 kg Ca3(PO4)2; 26kg CaCO3; 1kg SiO2

Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 → 2CaSO4 + Ca(H2PO4)2

310g                2.98g          2.36g            234g

73kg                  x kg          64,05kg         55,10kg

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O

100g            98g           136g

26kg             y(kg)        35,36 kg

Khối lượng H2SO4 nguyên chất đã dùng là:

mct = x + y = 71,64 kg

Khối lượng dung dịch H2SO4 65% đã dùng:

mdd = (71,64.100) : 65 = 10,22 kg

Câu b: Supephotphat đơn thu được gồm

mCa(H2PO4)2 = 55,1 kg

\({m_{CaS{O_4}}} = \frac{{73.2.136}}{{310}} + \frac{{26.136}}{{100}} = 99,41kg\)

mSiO2 = 1 kg

Khối lượng P có chứa trong 55,1 kg Ca(H2PO4)2 là:

mP = (62.55,1) : 234 = 14,6 kg

Khối lượng P2O5 có trong pupephotphat đơn thu được:

mP2O5 = (14,6.142) : 62 = 33,44 kg

Tỉ lệ %P2O5 trong loại supephotphat đơn trên là:

\(\frac{{3,44.100}}{{99,41 + 55,1 + 1}} = 21,5\% \)

Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM