Giải bài tập SGK Toán 5 Bài: Luyện tập chung trang 15

Hướng dẫn Giải bài tập SGK Toán 5 Bài Luyện tập chung trang 15 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Toán 5 Bài: Luyện tập chung trang 15

1. Giải bài 1 trang 15 SGK Toán 5

Chuyển các phân số sau thành phân số thập phân:

a) \( \dfrac{14}{70}\) ;           b) \( \dfrac{11}{25}\) ;          

c) \( \dfrac{75}{300}\) ;          d) \( \dfrac{23}{500}\) .

Phương pháp giải

Nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số với một số tự nhiên thích hợp để được phân số có mẫu số là \(10; 100, 1000; ...\).

Hướng dẫn giải

Câu a:

\( \dfrac{14}{70} =\dfrac{14:7}{70:7}=\dfrac{2}{10}\) ;

Câu b:

\( \dfrac{11}{25} =\dfrac{11 \times 4}{25 \times 4}=\dfrac{44}{100}\) ;

Câu c:

\( \dfrac{75}{300} =\dfrac{75:3}{300:3}=\dfrac{25}{100}\) ;

Câu d:

\( \dfrac{23}{500}=\dfrac{23 \times 2}{500 \times 2}=\dfrac{46}{1000}\).

2. Giải bài 2 trang 15 SGK Toán 5

Chuyển các hỗn số sau thành phân số:

a) \( 8\dfrac{2}{5}\) ;          b) \( 5\dfrac{3}{4}\) ;          

c) \( 4\dfrac{3}{7}\) ;          d) \( 2\dfrac{1}{10}\) .

Phương pháp giải

Có thể viết hỗn số thành một phân số có:

- Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.

- Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số.

Hướng dẫn giải

Câu a:

\( 8\dfrac{2}{5}= \dfrac{8 \times 5 + 2}{5} =\dfrac{42}{5}\) ;

Câu b:

\( 5\dfrac{3}{4}=\dfrac{5 \times 4 +3}{4} =\dfrac{23}{4}\) ; 

Câu c:

\( 4\dfrac{3}{7}= \dfrac{4 \times 7 + 3}{7} =\dfrac{31}{7}\) ; 

Câu d:

\( 2\dfrac{1}{10}= \dfrac{2 \times 10 + 1}{10} =\dfrac{21}{10}\) .

3. Giải bài 3 trang 15 SGK Toán 5

Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 1dm = ... m                     b) 1g = ... kg                     c) 1 phút = ... giờ

    3dm = ... m                         8g = ... kg                         6 phút = ... giờ

    9dm = ... m                         25g = ... kg                       12 phút = ... giờ

Phương pháp giải

Áp dụng các cách đổi:

1m = 10dm, hay 1dm = \( \dfrac{1}{10}\)m ;          

1kg = 1000g, hay 1g = \( \dfrac{1}{1000}\)kg;

1 giờ = 60 phút, hay 1 phút = \( \dfrac{1}{60}\) giờ. 

Hướng dẫn giải

Câu a:

1dm = \( \dfrac{1}{10}\) m

3dm = \( \dfrac{3}{10}\) m

9dm = \( \dfrac{9}{10}\) m

Câu b:

1g = \( \dfrac{1}{1000}\)kg

8g = \( \dfrac{8}{1000}\)kg = \( \dfrac{1}{125}\)kg 

25g = \( \dfrac{25}{1000}\)kg = \( \dfrac{1}{40}\)kg

Câu c:

1 phút = \( \dfrac{1}{60}\) giờ

6 phút = \( \dfrac{6}{60}\) giờ = \( \dfrac{1}{10}\) giờ 

12 phút = \( \dfrac{12}{60}\) giờ =\( \dfrac{1}{5}\) giờ

4. Giải bài 4 trang 15 SGK Toán 5

Viết các số đo độ dài (theo mẫu):

5m 7dm;       2m 3dm;         4m 37cm;          1m 53cm.

Mẫu: 5m 7dm = 5m + \( \dfrac{7}{10}\) m = \( 5\dfrac{7}{10}\) m

Phương pháp giải

Áp dụng các cách đổi:

1m = 10dm, hay 1dm = \( \dfrac{1}{10}\)m ;          

1m = 100cm, hay 1cm = \( \dfrac{1}{100}\)m.

Hướng dẫn giải

2m 3dm = 2m + \( \dfrac{3}{10}\)m = \( 2\dfrac{3}{10}\)m;

4m 37cm = 4m + \( \dfrac{37}{100}\)m = \( 4\dfrac{37}{100}\)m;

1m 53cm = 1m + \( \dfrac{53}{100}\)m = \( 1\dfrac{53}{100}\)m.

5. Giải bài 5 trang 15 SGK Toán 5

Đo chiều dài của một sợi dây được 3m và 27 cm. Hãy viết số đo độ dài của sợi dây dưới dạng số đo có đơn vị là: xăng-ti-mét; đề-xi-mét; mét.

Phương pháp giải

Áp dụng các cách đổi:

1m = 10dm, hay 1dm = \( \dfrac{1}{10}\)m ;          

1m = 100cm, hay 1cm = \( \dfrac{1}{100}\)m.

Hướng dẫn giải

Ta có: \(3m\) và \(27 cm = 3m + 27 cm \)\(= 300cm + 27cm = 327cm\); 

Vậy chiều dài sợi dây là \(327cm\).

\(327cm =320cm + 7cm \)\(= 32dm + 7cm = 32\dfrac{7}{10} dm\);

Vậy chiều dài sợi dây là  \( 32\dfrac{7}{10} dm\).

\(3m\) và \(27 cm\) \( = 3m + 27 cm =  3\dfrac{27}{100} m\)

Vậy chiều dài sợi dây là \( 3\dfrac{27}{100} m\).

Ngày:18/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM