Giải bài tập SGK Toán 5 Bài: Ôn tập về phân số

eLib xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh nội dung giải bài tập trang 149, 150 SGK Toán 5 bên dưới đây. Thông qua tài liệu này các em vừa ôn tập được kiến thức vừa nâng cao kĩ năng làm bài hiệu quả để từ đó có phương pháp học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SGK Toán 5 Bài: Ôn tập về phân số

1. Giải bài 1 trang 149 SGK Toán 5

Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Phân số chỉ phần đã tô màu của băng giấy là:

A. \( \dfrac {3}{4}\)                 B. \( \dfrac {4}{7}\)                     C. \( \dfrac {4}{3}\)                D. \( \dfrac {3}{7}\)       

Phương pháp giải

Quan sát hình vẽ, tìm số phần được tô màu và tổng số phần. Phân số chỉ số phần đã tô màu có tử số là số số phần được tô màu và mẫu số là tổng số phần.

Hướng dẫn giải

Băng giấy dc chia làm 7 phần bằng nhau, trong đó có 3 phần được tô màu, từ đó tìm được phân số chỉ số phần đã tô màu là \( \dfrac {3}{7}\)

Vậy phân số chỉ số phần đã tô màu là \( \dfrac {3}{7}\).

Chọn đáp án D

2. Giải bài 2 trang 149 SGK Toán 5

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Có 20 viên bi, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Như vậy, \(\dfrac{1}{4}\) số viên bi có màu:

A. Nâu                     B. Đỏ                         C. Xanh                    D. Vàng

Phương pháp giải

Để tìm \(\dfrac{1}{4}\) số viên bi ta lấy tổng số viên bi nhân với \(\dfrac{1}{4}\). Từ đó tìm được màu tương ứng của bi.

Hướng dẫn giải

\(\dfrac{1}{4}\) số viên bi gồm số viên bi là:

\(20 \times \dfrac{1}{4} =5 \) (viên bi)

Vậy \(\dfrac{1}{4}\) số viên bi có màu đỏ.

Chọn đáp án B

3. Giải bài 3 trang 150 SGK Toán 5

Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số sau:

\(\dfrac{3}{5}\);                      \(\dfrac{5}{8}\);                     \(\dfrac{15}{25}\); 

\(\dfrac{9}{15}\);                    \(\dfrac{20}{32}\);                   \(\dfrac{21}{35}\).

Phương pháp giải

Rút gọn các phân số thành phân số tối giản, từ đó tìm các phân số bằng nhau.

Hướng dẫn giải

Ta có: 

\(\dfrac{15}{25}=\dfrac{15:5}{25:5}=\dfrac{3}{5}\)

\(\dfrac{9}{15}=\dfrac{9:3}{15:3}=\dfrac{3}{5}\) 

\(\dfrac{20}{32}=\dfrac{20:4}{32:4}=\dfrac{5}{8}\) 

\(\dfrac{21}{35} = \dfrac{21:7}{35:7} = \dfrac{3}{5}\)

Vậy: \(\dfrac{3}{5}=\dfrac{15}{25}=\dfrac{9}{15}=\dfrac{21}{35}\);  \(\dfrac{5}{8}=\dfrac{20}{32}\).

4. Giải bài 4 trang 150 SGK Toán 5

So sánh các phân số:

a) \(\dfrac{3}{7}\) và \(\dfrac{2}{5}\)

b) \(\dfrac{5}{9}\) và \(\dfrac{5}{8}\)

c) \(\dfrac{8}{7}\) và \(\dfrac{7}{8}\)

Phương pháp giải

Sử dụng các phương pháp so sánh phân số như:

- Quy đồng mẫu số hai phân số rồi so sánh.

- So sánh với 1. 

Hướng dẫn giải

a) Ta có: \(\dfrac{3}{7}=\dfrac{3 \times 5}{7 \times 5}=\dfrac{15}{35}\);             \(\dfrac{2}{5}=\dfrac{2 \times 7}{5 \times 7}= \dfrac{14}{35}\).

Vì \(\dfrac{15}{35}>\dfrac{14}{35}\)  nên  \(\dfrac{3}{7}>\dfrac{2}{5}\).

b) Ta có \(\dfrac{5}{9}<\dfrac{5}{8}\) (vì \(9>8\)).

c) \(\dfrac{8}{7}=\dfrac{8 \times 8}{7 \times 8}=\dfrac{64}{56}\);               \(\dfrac{7}{8}=\dfrac{7 \times 7}{8 \times7}=\dfrac{49}{56}\).

Vì \(\dfrac{64}{56}>\dfrac{49}{56}\)  nên  \(\dfrac{8}{7}>\dfrac{7}{8}\).

Cách khác: Vì \(\dfrac{8}{7}> 1 \) ;  \(\dfrac{7}{8}< 1\) nên \(\dfrac{8}{7}\)  >  \(\dfrac{7}{8}\). 

5. Giải bài 5 trang 150 SGK Toán 5

a) Viết các phân số \(\dfrac{6}{11}\) ; \(\dfrac{23}{33}\) ; \(\dfrac{2}{3}\) theo thứ tự từ bé đến lớn.

b) Viết các phân số \(\dfrac{8}{9}\) ; \(\dfrac{8}{11}\) ; \(\dfrac{9}{8}\) theo thứ tự từ lớn đến bé.

Phương pháp giải

So sánh các phân số, sau đó sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé.

Hướng dẫn giải

a) Chọn MSC là 33. Quy đồng mẫu số các phân số ta có :

\(\dfrac{6}{11} = \dfrac{6 \times 3}{11 \times3} = \dfrac{18}{33}\) ; 

\(\dfrac{2}{3} = \dfrac{2 \times 11}{3 \times 11} = \dfrac{22}{33}\) ;     

Giữ nguyên phân số \(\dfrac{23}{33}\).

Vì \(\dfrac{18}{33} < \dfrac{22}{33}<  \dfrac{23}{33}\) nên \(\dfrac{6}{11}< \dfrac{2}{3} <  \dfrac{23}{33}\) 

Vậy các phân số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn như sau: \(\dfrac{6}{11}\) ; \(\dfrac{2}{3}\) ; \(\dfrac{23}{33}\).

b) Vì  \(\dfrac{9}{8} > \dfrac{8}{9}\) ; \(\dfrac{8}{9} > \dfrac{8}{11}\) nên \(\dfrac{9}{8}>  \dfrac{8}{9}\) > \(\dfrac{8}{11}\). 

Vậy ta viết các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé như sau: \(\dfrac{9}{8}\) ;  \(\dfrac{8}{9}\)  ; \(\dfrac{8}{11}\).

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM