Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 24: Tiêu Hóa Và Các Cơ Quan Tiêu Hóa

eLib giới thiệu đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 24: Tiêu Hóa Và Các Cơ Quan Tiêu Hóa, được tổng hợp và biên soạn, giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về các cơ quan tiêu hóa và quá trình tiêu hóa ở người. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 24: Tiêu Hóa Và Các Cơ Quan Tiêu Hóa

1. Giải bài 1 trang 49 SBT Sinh học 8

- Nêu sự khác biệt giữa quá trình tiêu hoá và hoạt động tiêu hoá.

Phương pháp giải

- Xem lại khái niệm, các hoạt động của quá trình tiêu hóa và hoạt động tiêu hóa.

Hướng dẫn giải

- Quá trình tiêu hoá: Bao gồm các hoạt động ăn uống, đẩy thức ăn vào ống tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng, thải phân.
- Hoạt động tiêu hoá: Thực chất là biến đổi thức ăn về mặt cơ học và hoá học thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được.

2. Giải bài 2 trang 49 SBT Sinh học 8

- Quá trình tiêu hoá gồm các hoạt động nào?

Phương pháp giải

- Các hoạt động của quá trình tiêu hóa: Ăn, đẩy thức ăn, tiêu hóa, hấp thụ và thải phân.

Hướng dẫn giải

- Quá trình tiêu hoá bao gồm các hoạt động sau:

  • Ăn.
  • Đẩy thức ăn trong ống tiêu hoá.
  • Tiêu hoá (tiết dịch tiêu hoá, biến đổi lí học, biến đổi hoá học) thức ăn thành chất dinh dưỡng.
  • Hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • Thải phân.

3. Giải bài 4 trang 50 SBT Sinh học 8

- Các hoạt động của quá trình tiêu hoá có mối liên quan với nhau như thế nào?

Phương pháp giải

- Các hoạt động tiêu hóa:

+ Ăn.

+ Đẩy thức ăn trong ống tiêu hóa.

+ Tiêu hóa thức ăn.

+ Hấp thụ chất dinh dưỡng.

+ Thải phân.

Hướng dẫn giải

- Các hoạt động tiêu hoá có mối liên quan với nhau về chức năng như sau:

+ Ăn là hoạt động khởi đầu giúp đưa thức ăn vào trong miệng, khoang đầu tiên của ống tiêu hoá. Không có "ăn" thì cũng chẳng có các hoạt động tiếp sau của quá trình tiêu hoá.

+ Đẩy thức ăn trong ống tiêu hoá giúp thức ăn đã đưa vào miệng được vận chuyển tới các phần tiếp theo của ống tiêu hoá để được tiêu hoá và hấp thụ.

+ Tiêu hoá là hoạt động chức năng quan trọng giúp biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để có thể hấp thụ qua thành ruột vào máu và bạch huyết để đưa tới các tế bào của cơ thể.

+ Hấp thụ chất dinh dưỡng cũng là hoạt động quan trọng giúp quá trình tiêu hoá hoàn thành được vai trò của mình đối với cơ thể sống.

+ Thải phân là hoạt động hệ quả giúp thải loại những chất bã, độc hại của quá trình tiêu hoá ra khỏi cơ thể.

4. Giải bài 1 trang 50 SBT Sinh học 8

- Các biến đổi lí học của thức ăn trong ống tiêu hoá đã diễn ra như thế nào?

Phương pháp giải

- Các biến đổi lí học thức ăn trong ống tiêu hóa qua các vị trí:

+ Khoang miệng.

+ Dạ dày.

+ Ruột non.

Hướng dẫn giải

- Những biến đổi lí thức ăn trong ống tiêu hóa.

5. Giải bài 2 trang 50 SBT Sinh học 8

- Các biến đổi hoá học của thức ăn trong ống tiêu hoá đã diễn ra như thế nào? 

Phương pháp giải

- Các biến đổi hóa học thức ăn trong ống tiêu hóa qua các vị trí:

+ Khoang miệng.

+ Dạ dày.

+ Ruột non.

Hướng dẫn giải

- Biến đổi hóa học của thức ăn trong ống tiêu hóa.

6. Giải bài 1 trang 51 SBT Sinh học 8

Tiêu hoá thức ăn gồm những quá trình biến đổi nào?

A. Biến đổi hoá học

B. Biến đổi lí học.

C. Hấp thụ các chất

D. Cả A và B. 

Phương pháp giải

- Xem lại hoạt động tiêu hóa thức ăn.

Hướng dẫn giải

- Hoạt động quá trình tiêu hóa gồm các bước:

  • Ăn và uống
  • Tiêu hóa thức ăn: Biến đổi lí học – tiết dịch tiêu hóa; biến đổi hóa học
  • Hấp thụ chất dinh dưỡng
  • Thải phân

→ Chọn D 

7. Giải bài 2 trang 51 SBT Sinh học 8

- Các chất hữu cơ trong thức ăn được phân cắt thành những phân tử nhỏ hơn nhờ

A. Enzim trong tế bào biến đổi

B. Răng nghiền nát thức ăn.

C. Dạ dày co bóp

D. Hoạt động tiêu hoá thức ăn. 

Phương pháp giải

- Thức ăn dù đã được nấu nướng, chế biến cũng vẫn còn rát "thô" so với tiêu chuẩn hấp thụ của cơ thể người.

Hướng dẫn giải

- Thức ăn dù đã được nấu nướng, chế biến cũng vẫn còn rát "thô" so với tiêu chuẩn hấp thụ của cơ thể người. Bởi vậy cần phải có hoạt động tiêu hóa

⇒ Đáp án: D.

8. Giải bài 3 trang 51 SBT Sinh học 8

Quá trình tiêu hoá thức ăn được thực hiện nhờ

A. Ống tiêu hoá.

B. Hệ cơ.

C. Tuyến tiêu hoá.

D. Cả A và C 

Phương pháp giải

- Xem lại quá trình tiêu hóa thức ăn.

Hướng dẫn giải

- Quá trình tiêu hoá thức ăn được thực hiện nhờ: Ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.

⇒ Đáp án: D.

9. Giải bài 4 trang 51 SBT Sinh học 8

Chức năng nào sau đây không phải là của hệ tiêu hoá?

A. Thuỷ phân thức ăn.

B. Hấp thụ chất dinh dưỡng.

C. Tổng hợp các hợp chất hữu cơ.

D. Thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ. 

Phương pháp giải

- Vai trò của tiêu hóa: Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được và thải các chất cặn bã ra ngoài.

Hướng dẫn giải

⇒ Đáp án: C 

10. Giải bài 17 trang 53 SBT Sinh học 8

Quá trình tiêu hoá nhờ hoạt động của các cơ quan trong ...(1)... và các tuyến tiêu hoá. Quá trình tiêu hoá bao gồm các hoạt động: ...(2)..., đẩy thức ăn vào ống tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn, ...(3)..., thải phân.

A. hấp thụ các chất dinh dưỡng

B. ống tiêu hoá

C. ăn uống

Phương pháp giải

- Xem lại khái niệm quá trình tiêu hóa.

Hướng dẫn giải

- Quá trình tiêu hoá nhờ hoạt động của các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hoá. Quá trình tiêu hoá bao gồm các hoạt động: Ăn uống đẩy thức ăn vào ống tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn, hấp thu các chất dinh dưỡng, thải phân.

⇒ Đáp án: 1B, 2C, 3A

11. Giải bài 18 trang 53 SBT Sinh học 8

Ăn uống không đúng cách sẽ làm cho ...(1)... kém hiệu quả, các cơ quan tiêu hoá ...(2)... Giun sán có thể ...(3)...

A. viêm loét

B. gây tắc ruột

C. hoạt động tiêu hoá

D. các tuyến tiêu hoá

Phương pháp giải

- Xem lại Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả.

Hướng dẫn giải

Ăn uống không đúng cách sẽ làm cho hoạt động tiêu hóa kém hiệu quả, các cơ quan tiêu hoá bị viêm loét Giun sán có thể gây tắc ruột.

→ ​Đáp án 1C, 2A, 3B

12. Giải bài 19 trang 54 SBT Sinh học 8

Khẩu phần ăn không hợp lí làm cho ...(1)... có thể bị xơ cứng, ...(2)... bị rối loạn nên hiệu quả kém.

A. bị viêm loét

B. gây tắc ruột

C. hoạt động tiêu hoá

D. các cơ quan tiêu hoá

Phương pháp giải

- Xem lại Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả.

Hướng dẫn giải

Khẩu phần ăn không hợp lí làm cho các cơ quan tiêu hóa có thể bị xơ cứng, hoạt động tiêu hóa bị rối loạn nên hiệu quả kém.

→ Đáp án: 1D, 2C.

13. Giải bài 20 trang 54 SBT Sinh học 8

Tinh bột có thể phân giải thành ...(1)... và tạo sản phẩm cuối cùng là ...(2)... Prôtêin có thể được phân giải thành ...(3)... và tạo sản phẩm cuối cùng là ...(4)...

A. đường đơn

B. đường đôi

C. gluxit

D. chuỗi peptit

E. axit amin

Phương pháp giải

- Xem lại thức ăn và sự tiêu hóa thức ăn.

Hướng dẫn giải

Tinh bột có thể phân giải thành đường đôi và tạo sản phẩm cuối cùng là đường đơn. Prôtêin có thể được phân giải thành chuỗi peptit và tạo sản phẩm cuối cùng là axit amin.

→ ​Đáp án  1B, 2A, 3D, 4E

14. Giải bài 22 trang 54 SBT Sinh học 8

Câu nào đúng ghi Đ và cáu nào sai ghi S vào ô trống.

Phương pháp giải

- Xem lại tiêu hóa và quá trình tiêu hóa.

+ Khái niệm tiêu hóa thức ăn.

+ Qúa trình tiêu hóa thức ăn.

+ Thức ăn và sự tiêu hóa thức ăn.

Hướng dẫn giải

- Đáp án chọn đúng sai.

15. Giải bài 23 trang 55 SBT Sinh học 8

- Điền dấu x vào ô phù hợp trong bảng sau:

Phương pháp giải

- Xem hoạt động tiêu hóa thức ăn ở các vị trị:

+ Khoang miệng.

+ Dạ dày.

+ Ruột non.

Hướng dẫn giải

- Đáp án.

16. Giải bài 24 trang 55 SBT Sinh học 8

Điền dấu x vào ô phù hợp trong bảng sau

Phương pháp giải

- Xem lại thức ăn và sự tiêu hóa thức ăn:

+ Các chất hữu cơ.

+ Các chất vô cơ.

Hướng dẫn giải

- Đáp án

Ngày:30/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM