Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 6: Phản Xạ

eLib giới thiệu đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học 8 bài 6: Phản xạ, thông qua đó giúp các em củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài tập, phân tích cấu tạo, chức năng cung phản xạ. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 6: Phản Xạ

1. Giải bài 3 trang 6 SBT Sinh học 8

- Mô tả cấu tạo của một noron điển hình. Chức năng cơ bản của nơron là gì? Nơron gồm những loại nào?

Phương pháp giải

- Xem cấu tạo và chức năng của nơron:

+ Cấu tạo: Thân chứa nhân lớn, tua dài có bao miêlin.

+ Nơron có 2 chức năng: Cảm ứng và dẫn truyền.

+ Có 3 loại nơron: Nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm.

Hướng dẫn giải

- Cấu tạo:

+ Nơron là tế bào thần kinh có cấu tạo gồm: Thân nơron chứa nhân lớn, nhiều tua ngắn phân nhánh (sợi nhánh) và một tua dài (sợi trục).
+ Phần lớn các tua dài được bao bọc bởi bao miêlin.

- Chức năng: Nơron có 2 chức năng cơ bản là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

+ Cảm ứng: Nơron có khả năng phát sinh xung thần kinh khi có kích thích. Kích thích → Nơron → Xung thần kinh
+ Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định: Từ sợi nhánh → Thân nơron → Sợi trục

- Có 3 loại nơron:

+ Nơron hướng tâm (nơron cảm giác): Thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng dẫn truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.
+ Nơron trung gian (nơron liên lạc): Nằm trong trung ương thần kinh, đảm bảo liên hệ giữa các nơron.
+ Nơron li tâm (nơron vận động): Thân nằm trong trung ương thần kinh, truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng.

2. Giải bài 3 trang 7 SBT Sinh học 8

- Cho ví dụ và phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hoà, phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan?

Phương pháp giải

- Hệ thần kinh là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người, ở dưới dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể, được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần kinh, gồm các tế bào thần kinh - nơ-ron và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao).

Hướng dẫn giải

- Ví dụ về vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hoà phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan: Khi lao động hoặc chơi thể thao, tim đập nhanh, nhịp thở tăng, mạch máu đến các cơ dãn, mồ hôi toát ra... Nghỉ ngơi một lúc, mọi hoạt động của các cơ quan trên dần trở lại binh thường. Tất cả những thay đổi trên đều là các phản xạ chịu sự điều khiển, điều hoà và phối hợp của hệ thần kinh.

3. Giải bài 4 trang 7 SBT Sinh học 8

- Em bé đái dầm có phải là phản xạ không? Hãy giải thích cơ chế?

Phương pháp giải

- 1 Cung phản xạ gồm 5 yếu tố: Cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm, và cơ quan thụ cảm.

Hướng dẫn giải

- Em bé đái dầm cũng là một phản xạ.

- Giải thích cơ chế: Bàng quang (bóng đái) đầy nước tiểu kích thích cơ quan thụ cảm ở bóng đái, tạo ra xung thần kinh báo về trung ương thần kinh ở tủy sống, trung ương thần kinh phát lệnh theo dây li tâm tới cơ quan phản ứng là cơ vòng ở bóng đái, cơ mở ra, nước tiểu chảy ra ngoài một cách tự nhiên (đái dầm).

4. Giải bài 3 trang 8 SBT Sinh học 8

- Phản xạ ở động vật khác cảm ứng ở thực vật ở đặc điểm nào sau đây?

A. Phản xạ ở động vật diễn ra nhanh hơn.

B. Phản xạ ở động vật dễ nhận biết hơn.

C. Phản xạ ở động vật chính xác hơn.

D. Cả A, B và C.

Phương pháp giải

- Ở thực vật: Cảm ứng thường là các phản ứng diễn ra chậm, gồm ứng động và hướng động. Do các thành phần bên trong thực hiện.

- Ở động vật: Phản xạ ở động vật diễn ra nhanh hơn. Có sự tham gia của hệ thần kinh.

Hướng dẫn giải

⇒ Đáp án: D.

5. Giải bài 4 trang 8 SBT Sinh học 8

- Cung phản xạ có đặc điểm gì?

A. Là đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm đến trung ương thần kinh.

B. Là đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan phản ứng đến trung ương thần kinh để có phản ứng trả lời.

C. Là đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng.

D. Cả A và B.

Phương pháp giải

- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da...) trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến...).

Hướng dẫn giải

- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da...) trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến...).

⇒ Đáp án: C.

6. Giải bài 12 trang 9 SBT Sinh học 8

- Nơron hướng tâm có đặc điểm

A. Nằm trong trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng liên hệ giữa các nơron.

B. Có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.

C. Có thân nằm trong trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan trả lời.

D. Cả A và B. 

Phương pháp giải

Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.

Hướng dẫn giải

⇒ Đáp án: B

7. Giải bài 13 trang 10 SBT Sinh học 8

- Nơron li tâm có đặc điểm

A. Nằm trong trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng liên hệ giữa các nơron.

B. Nó thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.

C. Có thân nằm trong trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan trả lời.

D. Cả A và B. 

Phương pháp giải

- Nơron li tâm (nơron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở hạch thần kinh sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng (cơ, tuyến), truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng.

Hướng dẫn giải

⇒ Đáp án: C.

8. Giải bài 14 trang 10 SBT Sinh học 8

- Nơron trung gian có đặc điểm

A. Nằm trong trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năne liên hệ giữa các nơron.

B. Có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.

C. Có thân nằm trong trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan trả lời.

D. Cả A và B.

Phương pháp giải

- Nơron trung gian (nơron liên lạc) nằm trong trung thần kinh, đảm bảo liên hệ giữa các nơron.

Hướng dẫn giải

⇒ Đáp án: A.

9. Giải bài 15 trang 10 SBT Sinh học 8

- Cảm ứng là gì?

A. Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh.

B. Là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định.

C. Là khả năng trả lời các kích thích của môi trường.

D. Là khả năng tiếp nhận các kích thích của môi trường.

Phương pháp giải

- Cảm ứng là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh.

Hướng dẫn giải

⇒ Đáp án: A.

10. Giải bài 16 trang 10 SBT Sinh học 8

- Dẫn truyền xung thần kinh là gì?

A. Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh.

B. Là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định trong cung phản xạ.

C. Là khả năng trả lời các kích thích của môi trường.

D. Là khả năng tiếp nhận các kích thích của môi trường.

Phương pháp giải

- Dẫn truyền xung thần kinh là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân nơron và truyền đi dọc theo sợi trục.

Hướng dẫn giải

⇒ Đáp án: B.

11. Giải bài 17 trang 11 SBT Sinh học 8

- Hiện tượng người sờ tay vào vật nóng thì rụt lại và hiện tượng chạm tay vào cây trinh nữ thì lá cụp lại có gì giống nhau?

A. Đều là phản xạ ở sinh vật.

B. Đều là hiện tượng cảm ứng ở sinh vật.

C. Đều là sự trả lời lại các kích thích của môi trường.

D. Cả B và C.

Phương pháp giải

- Xem Cung phản xạ, bài Phản xạ, SGK Sinh học 8.

Hướng dẫn giải

  • Hiện tượng người sờ tay vào vật nóng thì rụt lại => là phản xạ
  • Hiện tượng chạm tay vào cây trinh nữ thì lá cụp lại => cảm ứng ở thực vật
  • Cả hai đều là hiện tượng cảm ứng ở sinh vật.

⇒ Đáp án: B.

12. Giải bài 24 trang 12 SBT Sinh học 8

Chọn đáp án điền vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau đây: Phản xạ là ...(1)... của cơ thể để trả lời các ...(2)... của môi trường thông qua..(3).. Trong phản xạ luôn có luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh.

A. kích thích

B. phản ứng

C. tác động

D. hệ thần kinh 

Phương pháp giải

- Xem khái niệm phản xạ, bài 6: Phản xạ SGK Sinh học 8.

Hướng dẫn giải

- Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. Trong phản xạ luôn có luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh.

⇒ Đáp án: 1 - B, 2 - A, 3 - D.

13. Giải bài 25 trang 12 SBT Sinh học 8

- Chọn đáp án điền vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau đây: Phản xạ luôn có luồng thông tin ngược ...(1)... để trung ương...(2)... cho chính xác. Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và ...(3)...

A. đường liên hệ ngược

B. báo về trung ương thần kinh

C. báo về cơ quan thụ cảm

D. điều chỉnh phản ứng 

Phương pháp giải

- Xem lại vòng phản xạ, bài 6: Phản xạ SGK Sinh học 8.

Hướng dẫn giải

- Phản xạ luôn có luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh để trung ương điều chỉnh phản ứng cho chính xác. Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược

⇒ Đáp án:1 - B, 2 - D, 3 - A.

14. Giải bài 30 trang 13 SBT Sinh học 8

- Các phát biểu sau đây đúng hay sai:

Phương pháp giải

- Xem cấu tạo và chức năng các nơron thần kinh, bài 6: Phản xạ SGK Sinh học 8.

Hướng dẫn giải

- Đáp án khẳng định đúng sai.

Ngày:28/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM