Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 32: Chuyển Hóa
eLib giới thiệu đến các em tài liệu được tổng hợp và biên soạn. Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 32: Chuyển Hóa, qua nội dung tài liệu giúp các em được củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 3 trang 60 SBT Sinh học 8
2. Giải bài 4 trang 60 SBT Sinh học 8
3. Giải bài 1 trang 61 SBT Sinh học 8
4. Giải bài 2 trang 61 SBT Sinh học 8
5. Giải bài 8 trang 61 SBT Sinh học 8
6. Giải bài 1 trang 62 SBT Sinh học 8
7. Giải bài 2 trang 62 SBT Sinh học 8
8. Giải bài 3 trang 62 SBT Sinh học 8
9. Giải bài 4 trang 62 SBT Sinh học 8
10. Giải bài 19 trang 65 SBT Sinh học 8
1. Giải bài 3 trang 60 SBT Sinh học 8
- Trình bày mối quan hệ giữa trao đổi chất với chuyển hoá ở tê bào (chuyển hoá nội bào).
Phương pháp giải
- Trao đổi chất chỉ là mặt biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá bên trong của tế bào (còn gọi là chuyển hoá nội bào) bao gồm hai mặt của một quá trình thống nhất. Hai mặt đó là đồng hoá và dị hoá.
Hướng dẫn giải
- Trao đổi chất chỉ là mặt biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá bên trong của tế bào (còn gọi là chuyển hoá nội bào) bao gồm hai mặt của một quá trình thống nhất. Hai mặt đó là đồng hoá và dị hoá.
+ Nhờ có các vật chất vận chuyển qua màng tế bào dưới dạng các hợp chất đơn giản, tế bào mới tổng hợp nên những thành phần vật chất cần thiết cho tế bào hoặc cơ thể, đồng thời tích luỹ năng lượng trong các sản phẩm tổng hợp. Đó là mặt đồng hoá.
+ Mặt khác, song song với đồng hoá là mặt dị hoá. Đó là quá trình phân giải các chất nhờ có O2 do máu mang tới, giải phóng năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào kể cả hoạt động tổng hợp các chất trong đồng hoá cũng sử dụng năng lượng từ quá trình dị hoá.
→ Như vậy, chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào chính là đồng hoá và dị hoá diễn ra bên trong tế bào gọi chung là chuyển hoá nội bào. Có thể xem như chuyển hoá nội bào là bản chất của quá trình trao đổi chất, còn trao đổi chất chỉ là mặt biểu hiện bên ngoài của chuyển hoá nội bào.
2. Giải bài 4 trang 60 SBT Sinh học 8
- Giải thích mối quan hệ giữa đổng hoá và dị hoá tuy là hai mặt mâu thuẫn nhưng thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
Phương pháp giải
- Đồng hoá và dị hoá là 2 mặt của một quá trình thống nhất là chuyển hoá nội bào.
+ Đồng hòa.
+ Dị hóa.
Hướng dẫn giải
- Đồng hoá và dị hoá là 2 mặt của một quá trình thống nhất là chuyển hoá nội bào. Đó là quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào có liên quan chặt chẽ với trao đổi chất ở phạm vi tế bào và là mặt bản chất mà trao đổi chất, chỉ là mặt biểu hiện bên ngoài.
+ Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp riêng cho tế bào và cơ thể từ các hợp chất đơn giản do máu mang tới, đồng thời tích luỹ năng lượng trong các sản phẩm tổng hợp.
+ Dị hoá, ngược lại, là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp có trong các tế bào thành các hợp chất hữu cơ đơn giản đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống của tế bào (co cơ, vận chuyển tích cực ; kể cả năng lượng sử dụng đế tổng hợp chất trong đồng hoá).
→ Như vậy, đồng hoá và dị hoá tuy là 2 mặt mâu thuẫn nhưng gắn bó chặt chẽ với nhau vì đồng hoá là tổng hợp chất và tích luỹ năng lượng, dị hoá là phân giậỉ các chất và giải phóng năng lượng. Nếu không có đồng hoá thì không có vật chất cho dị hoá và không có dị hoá thì không có năng lượng sử dụng trong đồng hoá. Đó là hai mặt tuy mâu thuẫn nhưng thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
3. Giải bài 1 trang 61 SBT Sinh học 8
- Phân biệt và nêu mối liên quan giữa tiêu hoá với đồng hoá và dị hoá với bài tiết?
Phương pháp giải
- Tiêu hoá tạo điều kiện cho đồng hoá. Còn bài tiết là hệ quả của dị hoá nên tiêu hoá không đồng nhất với đồng hoá và dị hoá không phải là bài tiết.
Hướng dẫn giải
- Các tế bào của cơ thể thường xuyên cần các chất dinh dưỡng và O2 lấy từ môi trường bên ngoài qua thức ăn và không khí thở nhưng thức ăn là các hợp chất phức tạp, các tế bào không thể sử dụng ngay mà phải thông qua một quá trình biến đổi trung gian trong các cơ quan tiêu hoá thành các hợp chất đơn giản như glucôzơ, axit amin, glixêrin và axit béo, được máu đưa đến tế bào để tổng hợp thành phần chất cần thiết cho tế bào và tích luỹ năng lượng trong đồng hoá.
- Mặt khác, tế bào cũng luôn phân giải các chất hữu cơ phức tạp có trong tế bào để giải phóng năng lượng trong quá trình dị hoá. Các sản phẩm phân huỷ của dị hoá cần được chuyển qua máu và đưa đến cơ quan bài tiết để lọc thải ra môi trường ngoài.
⇒ Như vậy, tiêu hoá tạo điều kiện cho đồng hoá. Còn bài tiết là hệ quả của dị hoá nên tiêu hoá không đồng nhất với đồng hoá và dị hoá không phải là bài tiết.
4. Giải bài 2 trang 61 SBT Sinh học 8
- Chuyển hoá cơ bản là gì? Nêu ý nghĩa của việc xác định chuyển hoá cơ bản?
Phương pháp giải
- Xem lại khái niệm chuyển hóa cơ bản.
- Dựa vào kết quả đo mức độ chuyển hóa để xác định tình trạng bệnh lý, sức khỏe của mỗi người.
Hướng dẫn giải
- Chuyển hoá cơ bản là mức năng lượng tối thiểu tạo ra khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn (lúc nằm nghỉ và sau khi ăn tối thiểu 12 giờ). Đó là năng lượng cần thiết để duy trì các hoạt động tối thiểu của các cơ quan tuần hoàn, hô hấp và bài tiết.
- Mức năng lượng để duy trì sự sống đó được tính bằng kilojun (KJ) trong 1 giờ đối với lkg khối lượng cơ thể trên bề mặt là 1m2 da. Việc xác định năng lượng trong chuyển hoá cơ bản ở các lứa tuổi khác nhau trong trạng thái bình thường là để xây dựng một thang đo chuẩn.
- Khi so sánh chuyển hoá cơ bản của một người nào đó với thang đo chuẩn, nếu thấy có sự chênh lệch quá lớn có nghĩa là cơ thể của người đó không phải trong trạng thái bình thường mà đang ở trong trạng thái bệnh lí. Chẳng hạn, có thể đo chuyển hoá cho một người nghi là bị ưu năng tuyến giáp, nếu kết quả chênh lệch quá lớn so với thang đo thì có thể kết luận người đó có triệu chứng của bệnh ưu năng tuyến giáp (bệnh bazơđô còn gọi là bệnh bướu cổ lồi mắt).
5. Giải bài 8 trang 61 SBT Sinh học 8
Hãy giải thích câu ca dao
Ăn no chớ có chạy đầu,
Đói bụng chớ có tắm lâu mà phiền.
Phương pháp giải
- Ăn no chớ có chạy đầu: Để đảm bảo cho sự tiêu hoá được tốt, hợp vệ sinh, đảm bảo sự phân phối máu hợp lí cho các cơ quan đang hoạt động.
- Đói bụng chớ có tẩm lâu mà phiền: Khi tắm lâu cơ thể mất nhiệt, cân bằng nhiệt cần tiêu tốn năng lượng.
Hướng dẫn giải
- Ăn no chớ có chạy đầu
+ Chạy là một hoạt động cần được cung cấp nhiều năng lượng, nhất lại là chạy thi, chạy vượt lên đầu, mà trong lúc vừa ăn no xong lại cần tập trung năng lượng cho hoạt động của cơ quan tiêu hoá. Cơ quan đang hoạt động thì máu phải dồn tới nhiều, mang O2 và các chất dinh dưỡng (chủ yếu là glucôzơ) tới để ôxi hoá, tạo năng lượng cho cơ quan đó hoạt động.
+ Đây là lời khuyên để đảm bảo cho sự tiêu hoá được tốt, hợp vệ sinh, đảm bảo sự phân phối máu hợp lí cho các cơ quan đang hoạt động.
- Đói bụng chớ có tẩm lâu mà phiền.
+ Đây cũng là lời khuyên trong sử dụng năng lượng hợp lí!
+ Khi tắm cơ thể sẽ mất nhiệt, cơ thể phải tăng sinh nhiệt để bù đắp lại phần nhiệt mất đi khi tắm, giữ cho thân nhiệt ổn định. Đây là hiện tượng mất thăng bằng trong chi thu năng lượng, có chi mà không có thu. Năng lượng mất đi không được bù lại, dị hoá vượt đồng hoá là sự bất thường trong hoạt động sinh lí của cơ thể có thể dẫn tới bị cảm lạnh do hạ nhiệt, có thể dẫn tới đột quỵ, tử vong.
→ Hai câu ca dao trên là những lời khuyên trong vệ sinh ăn uống, trong sinh hoạt hằng ngày, đảm bảo một sự hài hoà trong sinh hoạt, để đảm bảo sức khoẻ lâu dài.
6. Giải bài 1 trang 62 SBT Sinh học 8
Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng
A. Tổng hợp các chất hữu cơ
B. Vận động
C. Tạo nhiệt
D. Cả A , B và C.
Phương pháp giải
- Xem lại khái niệm dị hóa.
Hướng dẫn giải
- Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong quá trình đồng hóa thành các chất đơn giản, bẻ gãy các liên kết hóa học để giải phóng năng lượng, cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào (để sinh công, để tổng hợp chất mới và sinh ra nhiệt bù vào phần nhiệt đã mất...).
⇒ Đáp án: D.
7. Giải bài 2 trang 62 SBT Sinh học 8
Quá trình đồng hoá có đặc điểm
A. Phân giải chất hữu cơ
B. Tích luỹ năng lượng
C. Tổng hợp chất hữu cơ
D. Cả B và C.
Phương pháp giải
- Xem lại quá trình đồng hóa.
Hướng dẫn giải
- Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ các nguyên liệu đơn giản sẵn có trong tế bào thành những chất đặc trưng của tế bào và tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học.
⇒ Đáp án: D.
8. Giải bài 3 trang 62 SBT Sinh học 8
Quá trình dị hoá có đặc điểm
A. Phân giải chất hữu cơ
B. Tích luỹ năng lượng
C. Giải phóng năng lượng
D. Cả A và C.
Phương pháp giải
- Thực chất quá trình dị hóa là phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
Hướng dẫn giải
⇒ Đáp án: D.
9. Giải bài 4 trang 62 SBT Sinh học 8
Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào gồm
A. Tổng hợp chất hữu cơ và phân giải chất hữu cơ.
B. Tích luỹ năng lượng và giải phóng năng lượng.
C. Đồng hoá và dị hoá.
D. Tổng hợp và tích luỹ năng lượng.
Phương pháp giải
- Xem khái niệm chuyển hóa vật chất và năng lượng.
Hướng dẫn giải
Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng diễn ra ở tế bào bao gồm hai mặt là đồng hóa và dị hóa.
⇒ Đáp án: C.
10. Giải bài 19 trang 65 SBT Sinh học 8
Trao đổi chất là ... (1)... của quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng. Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng bao gồm ...(2)... Và ...(3)... nhưng ...(4)...
A. Đồng hoá và dị hoá
B. Hai mặt đối lập
C. Biểu hiện bên ngoài
D. Thống nhất
Phương pháp giải
- Xem khái niệm trao đổi chất.
Hướng dẫn giải
- Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng. Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng bao gồm đồng hóa và dị hóa là hai mặt đối lập nhưng thống nhất.
→ Đáp án : 1C, 2A, 3B, 4D
11. Giải bài 22 trang 66 SBT Sinh học 8
Quá trình chuyển hoá năng lượng trong tế bào ...(1)... Nhiệt được toả ra môi trường ...(2)... Hiện tượng này có tác dụng ...(3)...
A. Sinh ra nhiệt
B. Mất nhiệt
C. Qua da, hệ hô hấp, hệ bài tiết
D. Đảm bảo thân nhiệt ổn định
Phương pháp giải
- Xem khái niệm quá trình chuyển hóa năng lượng trong tế bào.
Hướng dẫn giải
Quá trình chuyển hoá năng lượng trong tế bào sinh ra nhiệt. Nhiệt được toả ra môi trường qua da, hệ hô hấp, hệ bài tiết. Hiện tượng này có tác dụng đảm bảo thân nhiệt ổn định.
⇒ Đáp án: 1.A, 2.C, 3.D
12. Giải bài 24 trang 66 SBT Sinh học 8
- Ghép nội dung ở cột 1 và cột 2 cho phù hợp kết quả vào cột 3.
Phương pháp giải
- Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng gồm 2 giai đoạn:
+ Đồng hóa.
+ Dị hóa.
Hướng dẫn giải
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 31: Trao Đổi Chất
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 33: Thân Nhiệt
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 34: Vitamin Và Muối Khoáng
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 35: Ôn Tập Học Kì I
- doc Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 36: Tiêu Chuẩn Ăn Uống Và Nguyên Tắc Lập Khẩu Phần Ăn