Soạn bài Buổi học cuối cùng Ngữ văn 6 đầy đủ

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em nắm được nội dung và ý nghĩa của truyện ngắn "Buổi học cuối cùng". Hy vọng rằng tài liệu này sẽ hữu ích với các em. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Buổi học cuối cùng Ngữ văn 6 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 54 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Văn bản kể câu chuyện cảm động về tình yêu tiếng mẹ đẻ của nhân dân Pháp, cụ thể tác giả đã kể lại một câu chuyện kể về lớp học vùng An-dát của nước Pháp vì thua trận phải cắt cho quân Phổ. Điều đó đồng nghĩa với việc kể từ đó thì tiếng Pháp không được dạy học nữa thay vào là dạy tiếng Đức cho học sinh. Do đó, đây chính là hôm cuối cùng mà học sinh được học tiếng Pháp.

2. Soạn câu 2 trang 55 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Văn bản "Buổi học cuối cùng" được kể theo lời của cậu bé Phrăng. Trong truyện còn có các nhân vật khác như nhân vật "phó rèn Oát-stơ và cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, dân làng, thầy Ha-men, các học sinh".

- Ấn tượng nhất là thầy Ha-men: "tình yêu to lớn với nghề giáo - truyền bá tiếng nói dân tộc tới các thế hệ".

3. Soạn câu 3 trang 55 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Nhận xét chung về quang cảnh ngày của buổi học cuối cùng:

- Vào một buổi sáng đi học như thường ngày, cậu bé Phrăng thấy có những điều khác lạ trên đường đi học, cụ thể khi cậu bé đi qua trụ sở xã, Phrăng thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.

- Quang cảnh ở trường bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.

- Phrăng đến lớp muộn nhưng không hề bị thầy giáo quở trách.

- Phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học, ai cũng có vẻ buổn rầu.

=> Những điều đó báo hiệu rằng buổi học này không phái là buổi học bình thường như mọi khi, nó có sự bất thường xảy ra: Buổi học cuối cùng.

4. Soạn câu 4 trang 55 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Nhận xét tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng:

- Từ trước đến giờ chú bé Phrăng không thích học tiếng Pháp, cậu bé chỉ thích vui chơi hơn là phải học những dòng chữ khô khan.

- Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận:

+ Cậu bé ước có thể đọc tiếng Pháp “thật to, dõng dạc, không vi phạm một lỗi nào”.

+ Cậu cảm thấy cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”.

+ Thấy bài giảng của thầy dễ hiểu, cậu yêu mến thầy nghiêm khắc Ha-men.

=> Từ thái độ không thích học tiếng Pháp, Phrăng đã trở nên yêu thích học tiếng Pháp hơn thông qua buổi học cuối cùng.

5. Soạn câu 5 trang 55 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng:

- Trang phục là một chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ -đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng. Thái độ đối với học sinh thì lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.

- Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với học sinh và mọi người trong vùng An-dát là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước.

- Đặc biệt cảm động là hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc động trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt... thầy nghẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: "Nước Pháp muôn năm!".

=> Như vậy cùng với nhân vật Phrăng, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc. vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng  bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.

6. Soạn câu 6 trang 55 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Một số câu văn trong truyện có sử dụng biện pháp so sánh:

+ "Tiếng ồn ào … như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố".

+ "Mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật".

+ "Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp".

+ "Thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy".

7. Soạn câu 7 trang 55 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Nhận xét câu nói của thầy Ha-men:

- Câu nói của thầy giáo Ha-men thể hiện tình yêu với tiếng Pháp - tiếng mẹ đẻ của dân tộc, đó là niềm say mê tiếng của dân tộc mình.

- Khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc.

- Còn giữ vững tiếng nói là còn hy vọng đấu tranh giành lại tự do.

- Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện rõ rệt, sâu sắc của lòng yêu nước.

8. Soạn câu luyện tập trang 56 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Tóm tắt truyện "Buổi học cuối cùng": Câu chuyện kể về buổi học cuối cùng về tiếng Pháp đầy cảm động và ân hận của cậu bé Phrăng - không thích học tiếng Pháp. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Ngày:29/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM