Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) Ngữ văn 6 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức về phần Văn và Tập làm văn đã học trong chương trình học kì 1 Ngữ văn 6. Từ đó, các em sẽ nắm vững được những nội dung trọng tâm đã học. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) Ngữ văn 6 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 172 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Những thể loại dân gian trong chương trình Ngữ văn 6, tập một: truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười:

- Đặc điểm thể loại truyền thuyết:

+ Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ.

+ Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

+ Người kể, người nghe tin câu chuyện như là có thật.

+ Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

- Đặc điểm thể loại truyện cổ tích:

+ Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ.

+ Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

+ Người kể, người nghe tin câu chuyện như là có thật.

+ Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

- Đặc điểm thể loại truyện ngụ ngôn:

+ Là truyện kể mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió chuyện con người.

+ Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý.

- Đặc điểm thể loại truyện cười:

+ Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống.

+ Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống (hiện tượng có tính chất ngược đời, lố bịch, trái tự nhiên).

+ Có yếu tố gây cười.

+ Nhằm gây cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội từ đó hướng người ta tới cái đẹp.

2. Soạn câu 2 trang 172 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Sưu tầm qua sách báo về một tác phẩm thuộc thể loại truyện dân gian đã học và kể lại nội dung:

- Sự tích “Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung”: Thời Hùng Vương thứ ba có người con gái xinh đẹp là Tiên Dung. Làng Chử Xá (Hưng Yên) có người thanh niên tên là Chử Đồng Tử. Tuy gia cảnh nghèo khó nhưng chàng là người con hiếu nghĩa, chăm chỉ. Khi cha mất, chàng nhường cho cha chiếc khố, còn mình đành ở không. Một hôm, Chử Đồng Tử đang mò cá dưới sông thì thấy có thuyền của công chúa Tiên Dung đi tới. Chàng hoảng hốt chạy tới khóm lau rồi lấy cát phủ kín người. Công chúa, cho thuyền dừng lại, sai người quây màn ở chỗ khóm lau mà tắm. Nàng dội nước làm cát trôi đi, để lộ ra một chàng trai khoẻ mạnh. Thấu hiểu gia cảnh của Chử Đồng Tử và nghĩ do duyên trời sắp đặt, họ kết thành vợ chồng. Về sau, Chử Đồng Tử và Tiên Dung làm nhiều việc có ích như: dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau này Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.

3. Soạn câu 3 trang 172 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Những truyện dân gian của quê hương em thường nói đến bài học về nền nông nghiệp lúa nước. Những truyện dân gian này có đặc điểm tương tự với những truyện dân gian mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1, chẳng hạn giống về: có yếu tố thần kì, rút ra bài học ý nghĩa,... Khác về mặt nội dung trong truyện dân gian được kể.

4. Soạn câu 4 trang 172 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Quê hương em còn có những hoạt động văn hóa dân gian như hội hát quan họ: Quan họ truyền thống chỉ tồn tại ở 49 làng Quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc Quan họ truyền thống là hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân Kinh Bắc với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Điều này giải thích lý do người dân Kinh Bắc thích thú "chơi Quan họ", không phải là "hát Quan họ". Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỳ ở các làng quê. Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát cả bọn, cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát thờ. "Chơi quan họ" truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức (thưởng thức "cái tình" của bạn hát). Nhiều bài quan họ truyền thống vẫn được các liền anh, liền chị "chơi quan họ" ưa thích đến tận ngày nay như: Vốn liếng em có 30 đồng, Mời nước mời trầu, Ngồi tựa song đào, Cây trúc xinh, Người ở đừng về, Xe chỉ luồn kim,...

5. Soạn câu 5 trang 172 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Giới thiệu một trò chơi dân gian địa phương mà em yêu thích, chẳng hạn như trò chơi Ô ăn quan: Vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là 2 ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô. Hai người hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ (người chơi tùy chọn ô). Các viên sỏi được rải đều từng viên một vào tất cả các ô, khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống, như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài. Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và người đối diện mới được bắt đầu. Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Như thế người đối diện đã thua hết quan. Hết quan tàn dân, thu quân kéo về. Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bên kia. Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi.

Ngày:08/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM