Soạn bài Ôn tập truyện và kí Ngữ văn 6 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được nội dung và nghệ thuật đặc sắc của các tác phẩm đã học về thể loại truyện và kí. Hy vọng rằng bài soạn này sẽ hữu ích với các em. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Ôn tập truyện và kí Ngữ văn 6 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 117 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Em hãy nêu các tác phẩm đã học và chỉ ra được nội dung chính của tác phẩm ấy:

(1) "Dế Mèn phiêu lưu kí" có nội dung chính là: Nhân vật Dế Mèn có vẻ đẹp đáng ca ngợi, hùng dũng và khỏe mạnh nhưng tính tình lại kiêu căng, không coi ai ra gì. Trò đùa ngỗ nghịch của Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Qua đó Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

(2) "Sông nước Cà Mau" có nội dung chính là: Cảnh quan độc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi, kênh rạch chằng chịt , rừng đước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chợ Năm Căn tấp nập trù phú họp ngay trên mặt sông.

(3) "Vượt thác" có nội dung chính là: Hành trình ngược sông Thu Bồn vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy.

(4) "Buổi học cuối cùng" có nội dung chính là: Truyện ngắn buổi học tiếng Pháp cuối cùng của lớp học vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh thầy giáo Ha-men qua cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng.

(5) "Cô Tô" có nội dung chính là: Vẻ đẹp tươi sáng phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và một nét sinh hoạt của người dân trên đảo.

(6) "Cây tre Việt Nam" có nội dung chính là: Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động và chiến đấu. Tre đã thành biểu tượng của đất nước và dân tộc Việt Nam.

(7) "Lòng yêu nước" có nội dung chính là: Lòng yêu nước khơi nguồn từ lòng yêu những vật bình thường gần gũi, từ tình yêu gia đình, quê hương. Lòng yêu nước được thử thách và bộc lộ mạnh mẽ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

(8) "Lao xao" có nội dung chính là: Miêu tả các loài chim ở đồng quê, qua đó bộc lộ vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê và bản sắc văn hóa dân gian.

(9) "Bức tranh của em gái tôi" có nội dung chính là: Truyện kể về lòng nhân hậu của cô em gái Kiều Phương đã thức tỉnh được tính ích kỉ của anh trai mình, nghĩa là chính tài năng tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu ở cô em gái có năng khiếu đặc biệt về hội họa đã giúp cho người anh vượt lên được lòng đố kị, tự ái và sự tự ti của mình.

2. Soạn câu 2 trang 118 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Liệt kê các tác phẩm đã học và nêu các yếu tố của thể loại truyện và kí:

(1) Tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí" có các yếu tố như sau: cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện.

(2) Tác phẩm "Sông nước Cà Mau" có các yếu tố như sau: cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện.

(3) Tác phẩm "Vượt thác" có các yếu tố như sau: cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện.

(4) Tác phẩm "Buổi học cuối cùng" có các yếu tố như sau: cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện.

(5) Tác phẩm "Cô Tô" có các yếu tố như sau: nhân vật kể chuyện.

(6) Tác phẩm "Cây tre Việt Nam" có các yếu tố như sau: nhân vật, nhân vật kể chuyện.

(7) Tác phẩm "Lòng yêu nước" có các yếu tố như sau: nhân vật kể chuyện.

(8) Tác phẩm "Lao xao" có các yếu tố như sau: nhân vật kể chuyện.

(9) Tác phẩm "Bức tranh của em gái tôi" có các yếu tố như sau: cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện.

3. Soạn câu 3 trang 118 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Cảm nhận của em về những tác phẩm đã học:

- Những văn bản đã học giúp chúng ta thấy được cảnh đẹp của thiên nhiên, đất nước, cảm nhận được những tình cảm dành cho quê hương, đất nước của nhà thơ một cách sâu sắc, các truyện, ký đã học giúp cho chúng ta hình dung và cảm nhận được nhiều cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người ở nhiều vùng, miền, từ cảnh sông nước bao la, chằng chịt trên vùng Cà Mau cực nam Tổ quốc, đến sông Thu Bồn ở miền Trung êm ả và lắm thác ghềnh; rồi vẻ đẹp trog sáng rực rỡ của vùng biển Cô Tô, sự giàu đẹp của vịnh Bắc Bộ đến thiên nhiên làng quê miền bắc qua hình ảnh các loài chim...

- Cùng với cảnh sắc thiên nhiên đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ, trước hết là những người lao động. Một số truyện ký đã đề cập những vấn đề gần gũi, quan trọng trong đời sống tình cảm, tư tưởng và các mối quan hệ của con người.

4. Soạn câu 4 trang 118 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Chọn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi - tác giả Tạ Duy Anh:

Đọc truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi, chúng ta hiểu rằng dụng ý của tác giả không phải chỉ ca ngợi, khẳng định những nét đẹp trong phẩm chất, tính cách của người em mà chủ yếu là bài học về sự thức tỉnh qua nhân vật người anh. Tuy nhiên nhân vật Kiều Phương vẫn để lại những ấn tượng đẹp dù chỉ qua những khắc hoạ không nhiều của tác giả.

Vẻ đẹp của Kiều Phương không phải do lời kể của tác giả, cũng không phải do nhân vật tự bộc bạch mà vẻ đẹp đó được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời kể truyện của chính người anh. Một người anh luôn “coi thường” những việc làm của cô em gái, đố kị trước tài năng của em gái mình, vẻ đẹp đó càng ngày càng đẹp. cho đến cuối truyện thì vẻ đẹp ấy đọng lại một cách sâu sắc trong lòng người anh và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.

Vẻ đẹp đó là gì? Phải chăng là sự hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu?

Không hồn nhiên thì sao có biệt hiệu là “Mèo”, “nó vui vẻ chấp nhận” và còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. Sự hồn nhiên đó còn được thể hiện lúc ở nhà mèo hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú. Hồn nhiên hơn là “nó vênh mặt” - “Mèo mà lại! Em không phá là được... Khi người anh tỏ vẻ khó chịu: - Này, em không để chúng nó yên được à?. Khi chế xong bột vẽ, nó vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm. Đúng là một cô bé hồn nhiên quá! Hồn nhiên đến đáng yêu!

Điều đáng yêu hơn là cô còn có một tài năng hội hoạ, theo lời chú Tiến Lê, đấy còn là một thiên tài hội hoạ. Tài năng đó chính là sáu bức tranh do “Mèo” vẽ dấu người anh, không ngờ là những bức tranh độc đáo “có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào”. Bố của “Mèo” đã phải thốt lên sung sướng: Ôi! con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ em cũng không kìm được xúc động.

Tài năng của Kiều Phương được khẳng định bằng bức tranh được trao giải nhất, qua một tuần tham gia trại thi vẽ quốc tế, khiến cho cả nhà “vui như tết”. Duy chi có người anh của Mèo thì lại rất buồn. Hiểu được điểu này, Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm rất trong sáng. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. Một hành động, một lời nói thôi đã toát lên một tâm hồn ngây thơ trong sáng sủa. Một cô bé đáng yêu!

Con có nhận ra con không...?

Con đã nhận ra con chưa? Làm sao con trả lời được mẹ. Bởi đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy. Phải chẳng soi vào bức tranh ấy, cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, nhân vật người anh đã tự nhìn rõ hơn về mình để vượt lên được những hạn chế của lòng tự ái và tự ti: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến mức kia ư? Đây chính là lúc nhân vật tự “thức tỉnh” để hoàn thiện nhân cách của mình.

Có thể nói, thành công của truyện ngắn không chỉ ở việc xây dựng nhân vật người anh. Nhân vật Kiều Phương “Mèo” còn với tấm lòng nhân hậu, vừa đời thường vừa rất cổ tích đã góp phần cho sự hấp dẫn của tác phẩm. Nét đẹp ấy ta có thể bắt gặp thật nhiều trong cuộc sống nó làm cho cuộc sống của chúng ta thêm đáng yêu, đáng quý.

(Sưu tầm)

Ngày:07/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM