Soạn bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Ngữ văn 6 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về truyện ngụ ngôn. Đồng thời, tài liệu dưới đây còn giúp các em nắm được nội dung bài học: trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Ngữ văn 6 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 116 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Phân tích chi tiết cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng:

- Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đều cho rằng họ phải làm việc vất vả để nuôi lão Miệng.

- Còn lão Miệng thì chẳng phải làm gì cả mà chỉ ngồi ăn không.

- Lập luận này xuất phát từ việc nhận định phiến diện bên ngoài: mắt nhìn, tay làm, chân đi, tai nghe, đều phục vụ cho lão miệng hưởng thụ.

=> Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai cảm thấy ghen tị, bất bình khi bản thân phải làm việc mệt nhọc để cho lão Miệng hưởng lợi.

2. Soạn câu 2 trang 116 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Từ mối quan hệ giữa những nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, truyện ngụ ngôn "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" muốn khuyên nhủ mọi người:

- Mỗi cá nhân không thể tồn tại tách biệt khỏi mối quan hệ với cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp.

- Mỗi thành viên không thể sống tách biệt trong một tập thể mà phải nương tựa, gắn bó với nhau.

- Sống trong cộng đồng cần phải biết đoàn kết, hợp tác và tôn trọng nhau.

- Không nên phán xét vội vàng, tị nạnh, sống ích kỷ.

3. Soạn câu 1 luyện tập trang 116 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Định nghĩa truyện ngụ ngôn:

- Định nghĩa lại truyện ngụ ngôn: Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

+ Nội dung truyện ngụ ngôn Việt Nam thường bao gồm các điểm sau:

  • Đả kích giai cấp (thống trị): đó là thói ngang ngược, đạo đức giả của kẻ quyền thế (Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay...).
  • Phê phán thói hư tật xấu của con người: thói huênh hoang đi kèm với bệnh chủ quan, tính tham lam, thói đoán mò (Ếch ngồi đáy giếng, Người nông dân và con lừa, Thả mồi bắt bóng, Cà cuống với người tịt mũi, Thầy bói xem voi...).
  • Nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống: tuy chưa là ý niệm triết học đích thực nhưng là những bài học bổ ích, khuyên con người nên đứng đúng vị trí của mình, sống cần có lập trường, nêu lên sức mạnh của sự đoàn kết, tác hại của óc xa rời thực tế (Quạ mặc lông công, Đẽo cày giữa đường, Chị bán nồi đất, Chuyện bó đũa, Mèo lại hoàn mèo...).

- Một số truyện ngụ ngôn đã học:

+ Ếch ngồi đáy giếng

+ Đeo nhạc cho mèo.

+ Thầy bói xem voi.

+ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM