Soạn bài Vượt thác Ngữ văn 6 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động. Hy vọng rằng đây sẽ là bài soạn bổ ích để các em tham khảo. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Vượt thác Ngữ văn 6 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 40 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Bố cục văn bản:

- Phần 1 (từ đầu ... thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác.

- Phần 2 (tiếp ... thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Con thuyền vượt qua khỏi đoạn sông có nhiều thác dữ.

- Phần 3 (còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ.

2. Soạn câu 2 trang 40 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Sự miêu tả có thay đổi theo từng chặng:

+ Tác giả đã thể hiện hình ảnh con sông khi ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hòa, không dữ dội như những đoạn có thác ghềnh, có nhiều thác dữ.

+ Đến gần đoạn có nhiều thác ghềnh thì cảnh vật hai bên cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.

+ Ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ vẽ một hình ảnh về dòng nước "Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.

- Tác giả đã quan sát những hình ảnh đó bằng một vị trí đặc biệt, đó là tác giả đứng trên thuyền nhìn xuống, quan sát tỉ mỉ. Vị trí này hoàn toàn thích hợp vì với vị trí này người miêu tả với có đủ điều kiện quan sát tỉ mỉ từng chặng đi của con thuyền.

3. Soạn câu 3 trang 40 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Cảnh con thuyền vượt sông:

+ Con người khi vượt thác cũng có những sự chuẩn bị rất kĩ càng và chu đáo, chẳng hạn như nhà văn đã liệt kê những sự chuẩn bị như nấu cơm ăn để chắc bụng, chuẩn bị sào tre bịt đầu sắt.

+ Dòng nước dữ dội, hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng.

- Hình ảnh Dượng Hương Thư nổi bật:

+ Ngoại hình rắn rỏi, chắc khỏe.

+ Động tác dứt khoát, nhanh, mạnh mẽ.

- Sử dụng câu so sánh miêu tả cảnh vượt thác của Dương Hương Thư:

+ Sử dụng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: “động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt”, “như một pho tượng đúc bằng đồng”.

+ Lối tả cường điệu hóa: “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.

+ Đối lập hình ảnh Dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì khi ở nhà.

=> Con người hiện lên là một người lao động cần cù cùng với vẻ đẹp khỏe khoắn trong công việc, có ý thức và trách nhiệm với công việc, con người hiền hòa nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách.

4. Soạn câu 4 trang 40 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Nhận xét hình ảnh ở đoạn đầu và đoạn cuối:

- Tác giả đã khắc họa khi con thuyền đi qua những khúc đầu của con sông thì vô cùng hiền hòa, êm ả như ru, nhưng khi đến những đoạn sông có thác ghềnh thì “Những chòm cổ thụ đứng dáng mãnh liệt đứng trầm nghĩ lặng nhìn xuống nước” vừa nhìn báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác.

- Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ cùng với tư thế lao động vượt thác khỏe khoắn, hùng mạnh của con người được tác giả tập trung miêu tả ở đoạn cuối. Ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện lên “mọc giữa những bi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước". Hình ảnh này biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.

5. Soạn câu 5 trang 40 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Cảm nhận hình ảnh con người và thiên nhiên:

- Tác giả đã sử dụng kết hợp và vận dụng đa dạng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc để miêu tả cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người qua hình ảnh so sánh, nhân hóa, nổi bật lên hình ảnh con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa mơ mộng vừa dữ dội. Đồng thời ca ngợi phẩm chất của người lao động dũng cảm, dung dị.

- Tác phẩm miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn đoạn từ trước địa phận Phường Rạch đến Trung Phước.

6. Soạn câu luyện tập trang 41 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Nét đặc sắc của Sông nước Cà Mau:

+ Tác giả đã dựng nên những con sông họp chợ đông đúc, sôi động, những cánh rừng bát ngát, mênh mông. Đó là thiên nhiên vô cùng rộng lớn, hùng vĩ, giàu có, đầy sức sống hoang dã.

+ Nghệ thuật chủ yếu trong bài văn là so sánh.

- Nét đặc sắc trong Vượt thác:

+ Nhìn chung cảnh thiên nhiên trong bài "Vượt thác" là cảnh thiên nhiên hùng vĩ của miền Trung nên khác hoàn toàn với thiên nhiên của vùng sông nước Cà Mau. Làm nổi bật hình ảnh con người dũng cảm, kiên định trước mọi khó khăn thử thách.

+ Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng là nhân hoá và so sánh.

Ngày:24/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM