Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 48: Hệ Thần Kinh Sinh Dưỡng

Hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 48: Hệ Thần Kinh Sinh Dưỡng, được eLib biên soạn, tổng hợp, giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập phân tích hệ thần kinh sinh dưỡng ở người. Mời các em cùng theo dõi

Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 48: Hệ Thần Kinh Sinh Dưỡng

1. Giải bài 7 trang 103 SBT Sinh học 8

- So sánh cấu tạo và chức năng của phân hệ thần kinh vận động với phân hệ thẩn kinh sinh duỡng trong hệ thầnn kinh.

Phương pháp giải

- Hệ thần kinh:

+ Hệ thần kinh vận động: Cấu tạo, chức năng.

+ Hệ thần kinh sinh dưỡng: Cấu tạo, chức năng.

Hướng dẫn giải

- Hệ thần kinh bao gồm hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng. Cả hai hệ có những điểm giống nhau về phương diện cấu tạo và chức năng.

+ Về cấu tạo: Đều gồm bộ phận trung ương nằm trong não bộ, tuỷ sống và bộ phận ngoại biên đều có đường dẫn truyền hướng tâm từ các thụ quan về trung ương và các đường li tâm từ trung ương đến các cơ quan đáp ứng.

+ Về chức năng: Đều tham gia điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan bằng cơ chế phản xạ. Song cũng có những điểm sai khác cơ bản về cả cấu tạo lẫn chức năng giữa hai hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

2. Giải bài 1 trang 104 SBT Sinh học 8

- Phân biệt cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng.

Phương pháp giải

- Dựa vào sơ đồ cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng. Cung phản xạ sinh dưỡng có dây thần kinh li tâm.

Hướng dẫn giải

- Có thể phân biệt cung phản xạ vận động với cung phản xạ sinh dưỡng qua sơ đồ sau.

- Sai khác cơ bản giữa hai cung phản xạ này là:

+ Cung phản xạ vận động có đường thần kinh li tâm là nơron đi thẳng từ trung ương thần kinh tới cơ quan đáp ứng (các cơ vân).

+ Cung phản xạ sinh dưỡng, đường thần kinh li tâm từ trung ương thần kinh tới cơ quan đáp ứng bao gồm 2 nơron là nơron trước hạch và nơron sau hạch liên hệ với nhau tại hạch thần kinh sinh dưỡng.

3. Giải bài 2 trang 104 SBT Sinh học 8

- So sánh bộ phận thần kinh giao cảm với bộ phận thần kinh đối giao cảm và nêu rõ mối quan hệ giữa hai bộ phận thần kinh trong hoạt động của hệ thần kinh sinh dưỡng.

Phương pháp giải

- Đặc điểm cấu tạo phân hệ thần kinh giao cảm và phân hệ thần kinh đối giao cảm:

+ Trung ương.

+ Ngoại biên.

+ Nơron thần kinh.

Hướng dẫn giải

- Bảng so sánh dưới đây sẽ cho thấy sự khác nhau trong cấu tạo giữa hai bộ phận giao cảm và bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng.

- Mối quan hệ: Hai bộ phận giao cảm và đối giao cảm tuy có tác dụng đối lập nhau nhưng giữa chúng có sự phối hợp và tự điều chỉnh để đảm bảo sự cân bằng trong mọi hoạt động sinh lí của các cơ quan nội tạng (tăng cường khi có nhu cầu và giảm để trở lại hoạt động bình thường khi nhu cầu được thoả mãn).

4. Giải bài 13 trang 106 SBT Sinh học 8

- Hệ thần kinh sinh dưỡng bao gồm:

A. phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm

B. bộ phận trung ương và đối giao cảm

C. phân hệ thần kinh giao cảm và bộ phận ngoại biên.

D. cả A và B

Phương pháp giải

- Hệ thần kinh sinh dưỡng bao gồm: Phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm

Hướng dẫn giải

→ Chọn A.

5. Giải bài 15 trang 107 SBT Sinh học 8

- Hệ thần kinh sinh dưỡng có chức năng:

A. điều hòa hoạt động của cơ quan sinh dưỡng.

B. điều khiển hoạt động của cơ vân

C. điều khiển hoạt động của cơ trơn

D. cả A và C

Phương pháp giải

- Điều hòa hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản.

Hướng dẫn giải

- Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Đó là những hoạt động không có ý thức.

→ Chọn A.

6. Giải bài 27 trang 109 SBT Sinh học 8

A. Cơ quan trả lời

B. Trung ương thần kinh

C. Hạch thần kinh sinh dưỡng.

Phương pháp giải

- Xem lại sơ đồ phân hệ thần kinh giao cảm.

Hướng dẫn giải

→ Đáp án 1B, 2C, 3A

Ngày:03/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM