Soạn bài Dọn về làng Ngữ văn 12 siêu ngắn

Bài soạn Dọn về làng Ngữ văn 12 tập 1 giúp các em nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Nội dung bài này đã được eLib biên soạn một cách đầy đủ và chi tiết nhất.  Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Dọn về làng Ngữ văn 12 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 141 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

- Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao-Bắc-Lạng:

  • Cay đắng đủ mùi

  • Đường đi lại vắt bám đầy chân.

  • Cái làn bị đốt trụi.

  • Những người thân yêu phải hi sinh đầy bi thảm.

  • → Hiệu quả nghệ thuật của việc xây dựng cảnh tượng thê thảm như trên tạo ấn tượng mạnh vì nó tác động người đọc

- Tội ác của giặc Pháp:

  • Đánh người, đốt nương, phá nhà, làm tan hoang nơi ăn chốn ở.

  • → Giặc Pháp tàn bạo, ác độc, qua đó thể hiện sự căm thù đến tột độ và muốn trả thù của tác giả.

2. Soạn câu 2 trang 141 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

- Niềm vui Cao-Bắc-Lạng được giải phóng được chuyển hóa thành lời tâm tình, lời chia vui với người mẹ kính yêu, bởi vậy càng thêm gần gũi, tha thiết, sâu lắng.

- Đoạn thơ ở hai phần mở và kết như tiếng reo vui háo hức của đứa trẻ thơ, của người con đất mẹ.

- Âm thanh: người nói, ô tô, tiếng trẻ con ríu rít một cuộc sống tươi mới, rộn ràng...

- Niềm vui tự do được diễn tả chân chất, tươi vui theo cách nói của người dân Tây Nguyên

- Ngôn từ mộc mạc, lối thơ giản dị, ý thơ chân thực, tác giả diễn tả niềm vui đủ cung bậc, màu sắc.

3. Soạn câu 3 trang 141 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

- Màu sắc dân tộc qua cách sử dụng hình ảnh và ngôn ngữ của tác giả:

  • Những hình ảnh về núi, khe đan xen xuất hiện khá nhiều.

  • Hình ảnh người mẹ địu con trên rẫy.

  • Ngôn ngữ dân tộc đầy sắc nét, rõ ràng tạo nên sự mới mẻ và nét riêng.

- Hình ảnh so sánh:

  • Người như kiến, súng như củi.

  • Người nói cỏ lay trong rừng rậm.

  • Hổ đến đẻ con trong rừng chuối

→ Cụ thể, gần gũi, cách nói của đồng bào, dân tộc.

- Từ ngữ: hàng đàn, quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy, mày, tao,..

→ Cách sử dụng từ ngữ thuần phác, tự nhiên, gần với lời ăn tiếng nói của người miền núi.

- Nội dung chính của văn bản:

+ Nội dung: Bài thơ miêu tả chân thực nỗi thống khổ của nhân dân, đồng thời, tố cáo tội ác của thực dân Pháp.

+ Nghệ thuật: hình ảnh, từ ngữ gần gũi, quen thuộc với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân.

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM