Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu Ngữ văn 11 đầy đủ
eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em có thể nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận câu trong việc thể hiện ý nghĩa và liên kết các ý trong văn bản. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Trật tự trong câu đơn
1.1. Soạn câu 1 trang 157 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
Xét trong quan hệ về ý nghĩa câu đi trước và câu đi sau thì những trường hợp đã cho có trật tự sắp xếp các bộ phận của câu nhằm mục đích như sau:
a. Nếu thay đổi trật tự phần in đậm ở trên thành: đó là một con dao rất sắc, nhưng nhỏ thì nội dung ý nghĩa và cấu tạo ngữ pháp của câu không sai. Nhưng đặt vào đoạn văn như vậy thì trật tự sắp xếp như vậy không phù hợp với mục đích của hành động: tác giả đoạn văn muốn nhấn mạnh mục đích đe dọa, uy hiếp bá Kiến của nhân vật Chí Phèo.
b. Nếu ta thay đổi vị trí của từ nhỏ cho cụm từ rất sắc thì cái ý mà tác giả muốn biểu đạt chẳng những không được nhấn mạnh mà còn bị giảm đi. Và như thế, cái mục đích hăm dọa của Chí Phèo đối với bá Kiến cũng không được làm nổi bật.
c. Đặt vấn đề sắp xếp lại trật tự từ trong đoạn văn trên của Nam Cao là không hợp lí, nhưng với tình huống khác, ngữ cảnh khác, thì sự sắp xếp ngược lại phù hợp.
- Ví dụ trong câu: Hắn có một con dao rất sắc nhưng nhỏ. Dao ấy làm sao chặt được cành cây này!
-> Như vậy, chúng ta có thể thấy, trong mỗi tình huống giao tiếp, cần xác định trọng tâm thông báo của câu từ đó mà có cách sắp xếp trật tự từ sao cho hiệu quả biểu đạt cao nhất.
1.2. Soạn câu 2 trang 157 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
- Có thể lựa chọn cách viết tối ưu và giải thích cụ thể như sau:
+ Lựa chọn cách A: Bạn em nhỏ người nhưng rất thông minh. Thầy giáo đã chọn bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi.
+ Vì: nhấn mạnh sự thông minh của người bạn, giải thích lý do cho việc bạn ấy được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi -> tạo ra sự liên kết nghĩa hợp lý.
1.3. Soạn câu 3 trang 158 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
Phân tích tác dụng của những cách sắp xếp các câu văn có bộ phận biểu hiện thời gian như sau:
a. Một đêm khuya: đặt ở đầu câu làm trạng ngữ chỉ thời gian để đảm nhận chức năng nêu hoàn cảnh cho các sự kiện xảy ra sau đó. Còn trong câu tiếp theo, trạng ngữ chỉ thời gian (Sáng hôm sau) vừa có tác dụng như câu trước đồng thời vừa có tác dụng liên kết câu.
b. Trạng ngữ chỉ thời gian (Một buổi sáng tinh sương) lại đặt ở giữa câu, đằng sau hành động của một chủ thể (Một anh đi thả ống lươn). Chủ thể hành động được nêu trước, phần biểu thị thời gian đặt ở giữa bởi sự liên kết ý các câu trước đó đều tập trung vào việc người là người đẻ ra Chí Phèo.
c. Trong trường hợp này, bộ phận chỉ thời gian (đã mấy năm) đứng ở cuối câu. Điều đó do có nhiệm vụ thông báo của nó quyết định: nó biểu thị phần tin mới, phần trọng tâm thông báo là thời gian Mị về làm dâu nhà Pá Tra.
2. Trật tự trong câu ghép
2.1. Soạn câu 1 trang 158 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
a. Nhận xét cách đặt các vế câu theo những vị trí khác nhau:
- Vế chỉ nguyên nhân trong câu ghép này (là vì mẫu chuyện ấy nhắc cho hơn một cái gì đó rất xa xôi) cần đặt sau vì vế chính (hắn lại nao nao buồn) cần đặt trước vì nó tiếp tục được khai triển ý ở những câu đi sau, cụ thể hoá cho một cái gì rất xa xôi. Nghĩa là vế chính đặt trước để liên kết dễ dàng với những câu đi trước, để liếp tục nói về “hắn” (tiếp tục nói về Chí Phèo).
- Vế chính đặt trước trước tiếp tục nói về Chí Phèo), còn vế phụ đặt sau để liên kết dễ dàng với những câu đi sau.
b. Vế chỉ sự nhượng bộ, và vế chỉ giả thiết thường được đặt trước (Đó đều là các vế phụ xét về cấu tạo ngữ pháp). Đó là vế phụ xét về cấu tạo ngữ pháp (đặt trước vế chính) những trường hợp này được đặt sau, để bổ sung một thông tin cần thiết “chịu ơn”.
2.2. Soạn câu 2 trang 159 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
Lựa chọn câu văn thích hợp để điền vào vị trí bỏ trống đầu đoạn văn như sau:
- Câu văn thích hợp: C.
- Vì: Các câu trong đoạn còn lại đều nói về các thời kì trước, nhiều người nổi tiếng phát triển phương pháp đọc nhanh, nắm vững nó. Như vậy, câu đầu sẽ nói tới những năm gần đây.
- Giữa hai vế của câu ghép đặt vế “nó không phải là điều lạ” ở sau, bởi nó chứa thông tin quan trọng và có tác dụng liên kết.
Tham khảo thêm
- docx Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh Ngữ Văn 11 đầy đủ
- docx Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân đầy đủ
- docx Soạn bài Tự tình 2 Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Câu cá mùa thu Ngữ Văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn NL Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Thao tác lập luận, phân tích đầy đủ
- doc Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Thương vợ Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Khóc Dương Khuê Ngữ Văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Vịnh khoa thi Hương Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân tiếp theo Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Bài ca ngất ngưởng Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Lẽ ghét thương Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài đọc thêm Chạy giặc Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài đọc thêm Bài ca phong cảnh Hương Sơn Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (phần tác giả) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (phần tác phẩm) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Chiếu cầu hiền Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Xin lập khoa luật (trích Tế cấp bát điều) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Thao tác lập luận so sánh Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Khái quát quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Hai đứa trẻ Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Ngữ cảnh Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Chữ người tử tù Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Chí Phèo (phần tác giả) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Chí Phèo (phần tác phẩm) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Bản tin Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Cha con nghĩa nặng Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Vi hành Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Tinh thần thể dục Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập viết bản tin Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Tình yêu và thù hận Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Ôn tập phần văn học Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Ngữ văn 11 đầy đủ