Dị vật ở trong tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Dị vật ở trong tai là tình trạng một vật bị mắc kẹt trong ống tai (một ống dẫn từ màng nhĩ ra bên ngoài). Vậy nguyên nhân của bệnh là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Dị vật ở trong tai là tình trạng gì?
Dị vật ở trong tai là tình trạng một vật bị mắc kẹt trong ống tai (một ống dẫn từ màng nhĩ ra bên ngoài). Các dị vật phổ biến thường gặp là bông gạc, côn trùng (gián, ruồi, kiến), thực phẩm (đậu hoặc hạt), đồ chơi nhỏ, hạt, v.v. Bạn thường nhận thức được nếu có dị vật trong tai nhưng trẻ nhỏ thì có thể không được.
2. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng dị vật ở trong tai là gì?
Các triệu chứng phổ biến của tình trạng dị vật ở trong tai là:
Đau tai nếu dị vật gây tổn thương tai hoặc màng nhĩ hay gây nhiễm trùng; Mất thính lực; Ù tai; Nghe ù hoặc cảm giác nhột nếu có một con côn trùng chui vào ống tai; Da bị đỏ, ngứa hoặc chảy máu trong tai; Chóng mặt.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ những vấn đề sau đây:
Bạn không thể loại bỏ các dị vật dễ dàng; Khó nghe hoặc ù tai; Đau tai nặng; Có mủ hoặc máu từ tai.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng dị vật ở trong tai?
Nếu bạn đặt một vật gì đó vào tai có mục đích (tăm bông) hoặc do tai nạn cũng có thể gây ra tình trạng này. Các dị vật ở trong tai phổ biến nhất bao gồm hạt, đồ chơi bằng nhựa, sỏi, hạt bỏng ngô. Côn trùng thường phổ biến hơn ở những bệnh nhân trên 10 tuổi.
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải tình trạng dị vật ở trong tai?
Dị vật ở trong tai là tình trạng tương đối phổ biến. Trẻ em và người bị rối loạn tâm thần có nguy cơ cao mắc tình trạng này. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng dị vật ở trong tai?
Trẻ em trên 9 tháng tuổi thường mắc dị vật ở trong tai. Những người mắc chứng bệnh về tâm thần cũng có nguy cơ cao mắc dị vật ở trong tai.
5. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng dị vật ở trong tai?
Bác sĩ sẽ sử dụng một ống kính lúp sáng gọi là kiếng soi tai để nhìn vào bên trong ống tai và kiểm tra xem màng nhĩ có bị nhiễm trùng hoặc chấn thương không.
Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng dị vật ở trong tai?
Xử lý dị vật ở trong tai phụ thuộc vào loại dị vật và độ sâu của dị vật ở trong tai. Bạn không nên cố gắng loại bỏ các dị vật bằng một cây tăm bông hay bất kỳ công cụ nào vì nó có thể đẩy các vật vào sâu bên trong tai và làm tổn thương ống tai.
Nếu nhìn thấy dị vật rõ ràng và có thể lấy ra dễ dàng bằng nhíp, bạn có thể nhẹ nhàng loại bỏ nó. Dị vật nhỏ đôi khi có thể rơi ra với sự giúp đỡ của lực hấp dẫn nếu bạn nghiêng đầu về bên phía bị ảnh hưởng.
Nếu dị vật là côn trùng, bạn không bao giờ đẩy ngón tay vào trong tai vì côn trùng có thể chích hoặc cắn. Bạn có thể quay đầu lại để tai bị ảnh hưởng quay sang mặt phải. Sau đó, bạn cố gắng thả nổi côn trùng ra bằng cách đổ dầu khoáng, dầu ô liu hoặc dầu em bé vào tai. Điều này sẽ bóp nghẹt côn trùng. Bác sĩ sau đó có thể loại bỏ các côn trùng bằng nước sạch để đưa chúng ra khỏi ống tai. Phương pháp này không nên sử dụng cho trẻ nhỏ vì ống tai hoặc màng nhĩ có thể bị thủng.
Nếu dị vật không thể được gỡ bỏ một cách dễ dàng hoặc bạn tiếp tục bị đau ở tai, giảm thính lực, bạn hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng dị vật ở trong tai?
Bạn có thể kiểm soát tình trạng này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Chú ý đến trẻ em khi trẻ đang chơi với các vật nhỏ; Không sử dụng bất kỳ vật gì, chẳng hạn như khăn giấy, bông gạc hoặc tăm xỉa răng, để làm sạch ống tai.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Với những thông tin trên đây về bệnh dị tật ở trong tai, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh.
Tham khảo thêm
- doc Bệnh Meniere - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chảy máu tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giảm thính lực do tuổi già - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Triệu chứng ù tai - Nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tai xương chũm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm mê đạo tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm màng sụn vành tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Khám tai tại nhà - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh viêm tai giữa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tai ngoài - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tai giữa cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mất thính lực - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mất thính lực do tiếng ồn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm khoang tai ác tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rò luân nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng rối loạn thính giác - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tai chảy dịch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tai súp lơ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thông liên nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thủng màng nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tổn thương tai do chấn thương khí áp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị