Bệnh ho mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Ho mạn tính gây phiền toái nhiều, có thể làm gián đoạn giấc ngủ và khiến bạn cảm thấy kiệt sức. Trường hợp nặng của ho mạn tính có thể gây nôn mửa, chóng mặt và thậm chí gãy xương sườn. Vậy làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Ho mạn tính là bệnh gì?
Ho mạn tính là tình trạng ho kéo dài từ 8 tuần trở lên ở người lớn hoặc 4 tuần ở trẻ em. Ho mạn tính gây phiền toái nhiều, có thể làm gián đoạn giấc ngủ và khiến bạn cảm thấy kiệt sức. Trường hợp nặng của ho mạn tính có thể gây nôn mửa, chóng mặt và thậm chí gãy xương sườn.
May mắn thay, ho mạn tính thường biến mất khi nguyên nhân được điều trị.
2. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ho mạn tính là gì?
Ho mạn tính có thể xảy ra với nhiều dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; Cảm giác có chất dịch chảy xuống mặt sau của cổ họng (chảy mũi sau); Thường xuyên đau rát cổ họng; Khàn tiếng; Thở khò khè và thở dốc; Ợ nóng hoặc có vị chua trong miệng; Ho ra máu trong trường hợp hiếm.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh ho mạn tính?
Bạn nên biết rằng thỉnh thoảng ho vài tiếng là bình thường, điều này giúp làm sạch các chất kích thích, chất tiết từ phổi và cũng ngăn ngừa lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, ho dai dẳng trong nhiều tuần thường là bệnh lý. Trong nhiều trường hợp, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này.
Các nguyên nhân phổ biến sau đây, một mình hoặc kết hợp gây ra ho mãn tính:
Chảy mũi sau: khi mũi hoặc xoang tạo ra nhiều dịch nhầy, có thể chảy xuống mặt sau của cổ họng và kích hoạt phản xạ ho. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng ho đường hô hấp trên; Hen suyễn: ho do hen suyễn liên quan theo mùa, xuất hiện sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc trở nên tồi tệ hơn khi bạn tiếp xúc với không khí lạnh hay một số hóa chất hoặc nước hoa. Trong hen suyễn ho, ho là triệu chứng chính; Trào ngược dạ dày: trong tình trạng phổ biến này, axit dạ dày chảy ngược lên thực quản. Các kích thích liên tục có thể dẫn đến ho mạn tính. Ngược lại, ho lại làm cho tình trạng trào ngược dạ dày thực quản nặng hơn, đây chính là vòng lẩn quẩn; Nhiễm trùng: ho có thể kéo dài lâu sau các triệu chứng khác của bệnh viêm phổi, cúm, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng khác của đường hô hấp trên đã hết. Một nguyên nhân phổ biến nhưng không được cho là nguyên nhân gây ho mạn tính ở người lớn là bệnh ho gà; Thuốc huyết áp: thuốc ức chế men chuyển thường được kê toa đối với bệnh cao huyết áp và suy tim, là nguyên nhân gây ho mạn tính ở một số người; Viêm phế quản mạn tính: tình trạng viêm lâu ngày của đường dẫn khí chính (phế quản) có thể gây ra ho có đàm. Hầu hết những người bị viêm phế quản mạn tính là những người đang hoặc từng hút thuốc lá. Viêm phế quản mạn tính là một phần của bệnh phổi liên quan đến thuốc lá được gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Khí phế thũng cũng được hình thành dưới thuật ngữ này, viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng thường cùng tồn tại ở người đã hoặc đang hút thuốc lá với bệnh COPD.
Một số nguyên nhân ít gặp hơn gây ra bệnh ho mạn tính bao gồm:
Hít sặc (thực phẩm ở người lớn; các vật lạ ở trẻ em); Giãn phế quản (đường dẫn khí bị hư hỏng); Viêm tiểu phế quản; Bệnh xơ nang; Trào ngược hầu thanh quản (axit dạ dày chảy vào cổ họng); Ung thư phổi; Viêm phế quản dị ứng không phải bệnh hen (viêm đường hô hấp không do hen suyễn); Bệnh Sarcoidosis (tập hợp của các tế bào viêm ở các bộ phận khác nhau của cơ thể thường là phổi).
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh ho mạn tính?
Ho mạn tính thường gặp ở 10-20% người lớn. Bệnh có thể liên quan đến nghề nghiệp, vì vậy bác sĩ thường hỏi về tiền sử nghề nghiệp, phần quan trọng trong lúc khám.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ho mạn tính?
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ho mạn tính bao gồm:
Hút thuốc lá : nếu bạn từng hoặc đang hút thuốc, đây chính là một yếu tố nguy cơ gây ho mạn tính. Nguyên nhân là do bạn hít trực tiếp các chất độc thuốc lá hay hút thuốc lá thụ động (hít chất độc thuốc lá trong không khí); Dị ứng: những người bị dị ứng có nguy cơ bị ho khi tiếp xúc với một dị nguyên cụ thể; Môi trường: một số nơi làm việc có các chất kích thích trong không khí mà bạn có thể hít vào và gây ra ho. Vùng bị ô nhiễm nhiều hoặc sử dụng than để nấu ăn hay sưởi ấm cũng có thể làm tăng nguy cơ bị ho; Bệnh phổi mạn tính: những người từng bị bệnh hen, giãn phế quản (mở rộng đường thở), COPD, viêm phổi với những sẹo phổi có nguy cơ cao bị ho; Nữ giới: phụ nữ có phản xạ ho nhạy cảm hơn làm tăng nguy cơ bị bệnh ho mạn tính.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
5. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh ho mạn tính?
Bác sĩ có thể kiểm tra nồng độ oxy bằng cách gắn một clip nhỏ không đau ở đầu ngón tay. Bác sĩ cũng sẽ khám mặt sau của cổ họng và tai khi cần thiết. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ nghe phổi và tim bằng ống nghe và cũng có thể quan sát đôi chân và da.
Một số xét nghiệm sẽ được dùng để chẩn đoán bệnh ho mạn tính:
Chụp X-quang: đây là phương pháp nhanh chóng và dễ dàng để thấy hình ảnh phổi; Xét nghiệm máu: phương pháp này giúp xem bạn có đang bị nhiễm trùng không; CT scan ngực: giúp cho hình ảnh phổi chất lượng hơn; Lau họng: thường được thực hiện với một tăm bông dài; Mẫu đàm: được thu thập sau khi bạn ho mạnh; Đo phế dung: bạn sẽ được yêu cầu thở ra mạnh và nhanh vào một thiết bị nhỏ bằng nhựa để đo lường xem bạn thở ra có tốt không; Thử nghiệm gắng sức methacholine: một xét nghiệm tiêu chuẩn trong bệnh hen suyễn được sử dụng để đánh giá bệnh hen suyễn gây ho.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh ho mạn tính?
Nếu bạn đang dùng thuốc ức chế men chuyển, bác sĩ có thể thay thế bằng một loại thuốc mà không có tác dụng phụ gây ho.
Thuốc dùng để điều trị ho mạn tính có thể bao gồm:
Thuốc kháng histamine, glucocorticoid và thuốc chống sung huyết mũi. Các thuốc này là điều trị chuẩn cho ho do dị ứng và chảy mũi sau; Thuốc hen dạng hít. Các phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho ho do hen suyễn là glucocorticoid và thuốc giãn phế quản giúp làm giảm viêm và mở thông đường hô hấp; Kháng sinh. Nếu nhiễm trùng là nguyên nhân gây ho mạn tính, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh; Thuốc ức chế axit. Khi việc thay đổi lối sống không cải thiện tình trạng trào ngược axit, bạn có thể được điều trị bằng thuốc ức chế axit. Một số người cần phẫu thuật để giải quyết vấn đề này; Thuốc ức chế ho. Nếu lý do gây ho không thể xác định được và gây ra vấn đề nghiêm trọng đối với bạn, chẳng hạn như làm ảnh hưởng giấc ngủ, bác sĩ có thể kê toa thuốc ức chế ho để giảm cơn ho. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy các loại thuốc ho có hiệu quả.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh ho mạn tính?
Duy trì một lối sống lành mạnh là điều rất quan trọng, đặc biệt nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh, bao gồm:
Bỏ hút thuốc lá: sau khi bỏ thuốc lá, bạn sẽ ít có khả năng mắc cảm lạnh hoặc bị ho mạn tính; Thay đổi chế độ ăn uống: nếu bạn cần sự giúp đỡ để điều chỉnh chế độ ăn uống, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn hoặc giới thiệu đến một chuyên gia dinh dưỡng; Tránh bị nhiễm bệnh: bạn nên tránh xa bất cứ ai có bệnh truyền nhiễm như viêm phế quản để không tiếp xúc với vi khuẩn. Bạn nên rửa tay thường xuyên và không dùng chung dao kéo, khăn, gối.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh ho mạn tính, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh ho khan - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bạch hầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chấn thương thanh quản - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp thanh quản - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ho cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ho gà - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Triệu chứng ho khan - Nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị
- doc Triệu chứng ho - Nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị
- doc Bệnh áp-xe quanh amidan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm VA mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm VA - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm thanh thiệt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm thanh quản hầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm thanh quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mùi cá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau họng mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Liệt dây thanh quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm họng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm bạch huyết vòm họng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm amidan mãn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm amidan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư vòm họng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ngứa họng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư thanh quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư hạ hầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư biểu mô mũi họng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm họng do virus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm họng cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nốt sần và polyp dây thanh quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm giáp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nấm họng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nang giáp lưỡi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư amidan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u tuyến giáp lành tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh phì đại amidan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn tuyến giáp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Soi thanh quản trực tiếp - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh suy tuyến cận giáp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị