Bệnh khô mũi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng khô mũi xảy ra khi lớp màng nhầy trong mũi không đủ độ ẩm, khiến người bệnh bị khô đường mũi, khó chịu, chảy máu mũi và các triệu chứng khác. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh khô mũi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Tình trạng khô mũi xảy ra khi lớp màng nhầy trong mũi không đủ độ ẩm, khiến người bệnh bị khô đường mũi, khó chịu, chảy máu mũi và các triệu chứng khác.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, nếu không điều trị nó có thể khiến mũi bị nhiễm trùng.

May mắn thay, chứng khô mũi thường dễ dàng được điều trị bằng cách kết hợp các biện pháp điều trị tại nhà và hướng dẫn của bác sĩ.

2. Triệu chứng

Khô mũi có thể gây ra các triệu chứng không thoải mái ở đầu, mũi, miệng và cổ họng. Các dấu hiệu khô mũi phổ biến như:

Đau họng Đau đầu Đau mũi hoặc có áp lực trên mũi Chảy máu mũi Khô miệng

Khi hốc xoang khô, nó sẽ không sản xuất đủ chất nhầy. Điều này có thể khiến cổ họng, mũi và miệng cũng bị khô.

Khi xoang mũi quá khô, các mô sẽ viêm và kích thích.

Tình trạng kích thích trong xoang cũng có thể dẫn đến đau đầu, đau nhức ở má và áp lực trong xoang.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Hầu hết các nguyên nhân gây khô mũi thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm, khô mũi có thể là dấu hiệu của một tình trạng nguy hiểm, như:

Hội chứng Sjogren: rối loạn miễn dịch này ảnh hưởng đến các tuyến tiết ra dịch, chẳng hạn như tuyến lệ và tuyến nước bọt. Bệnh làm cho mắt và miệng khô. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến mũi và các bộ phận khác của cơ thể. Viêm mũi teo: tình trạng này làm cho niêm mạc mũi co lại và dày hơn, khiến đường mũi khô lại. Các biến chứng có thể bao gồm mất thính giác, chảy máu cam và nhiễm trùng.

Nếu mũi khô liên tục hoặc nghiêm trọng, bạn hãy đến gặp bác sĩ. Bạn cũng cần gặp bác sĩ ngay nếu có tình trạng khô mũi kết hợp đau, thường xuyên chảy máu cam hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.

3. Nguyên nhân

Một số nguyên nhân phổ biến gây khô mũi như:

Dị ứng theo mùa

Dị ứng theo mùa như viêm mũi dị ứng có thể khiến xoang bị kích thích, mô mũi khô và viêm. Điều này làm chất nhầy dày hoặc dính hơn và khiến cho tình trạng khô mũi nghiêm trọng hơn. Viêm mũi dị ứng có thể được kích hoạt bởi:

Phấn hoa Cỏ Cây Đất

Đôi khi, thuốc chống dị ứng không kê đơn hoặc theo toa cũng có thể khiến xoang bị khô.

Tùy thuộc vào nơi sống, bạn có thể bị dị ứng nhiều hơn một lần mỗi năm. Các triệu chứng dị ứng theo mùa bao gồm:

Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi Đau họng Ngứa hoặc chảy nước mắt Hắt xì Ngứa họng, xoang hoặc ống tai Hội chứng chảy dịch mũi sau Dịch trong tai Đau đầu Ho Thở khò khè Khó thở

Dị ứng vật nuôi

Tương tự như dị ứng theo mùa, dị ứng với vật nuôi, chẳng hạn như lông mèo hoặc lông chó, có thể khiến xoang bị kích thích và khô mũi.

Thuốc kháng histamine và thuốc xông mũi

Bạn có thể bất ngờ khi biết các thuốc làm khô chất nhầy dư thừa trong mũi, như thuốc kháng histamine và thuốc xông mũi, cũng có thể gây khô xoang.

Nếu bạn đang sử dụng bất kì thuốc nào và thấy mũi bị khô, hãy báo cho bác sĩ ngay. Họ có thể điều chỉnh liều hoặc thay thuốc khác cho bạn.

Không khí khô

Độ ẩm thấp trong nhà có thể khiến đường mũi và xoang bị khô và rát. Do đó, nếu độ ẩm trong nhà quá thấp, đặc biệt là vào mùa lạnh, bạn hãy sử dụng máy tạo độ ẩm để bảo vệ đường mũi và đường thở nhé.

Hóa chất và chất kích thích từ môi trường

Nhiều hóa chất và sản phẩm tẩy rửa có thể kích ứng đường mũi và xoang, khiến bạn bị khô xoang, đau họng, khô mũi, chảy máu cam và các triệu chứng tương tự như dị ứng. Một số chất có thể kích thích mũi như:

Các sản phẩm tẩy rửa trong nhà Khói thuốc lá Màu sơn nhà Nước hoa có mùi mạnh

Hội chứng Sjogren

Hội chứng Sjogren là một rối loạn tự miễn ngăn cơ thể tạo ra đủ độ ẩm. Những người mắc hội chứng này thường bị khô mắt và khô miệng. Vì rối loạn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, nên nó cũng có thể khiến màng nhầy trở nên quá khô. Ở một số người, điều này có thể dẫn đến xoang khô.

Một số triệu chứng của hội chứng Sjogren bao gồm:

Khô miệng Khô mắt Da khô Đau khớp Khô âm đạo Mệt mỏi Viêm da Viêm mãn tính

4. Chẩn đoán và điều trị

Những phương pháp nào giúp điều trị khô mũi?

Đối với các tình trạng nhẹ, bạn có thể chỉ cần điều trị tại nhà để giảm bớt sự khó chịu, chẳng hạn như:

Sử dụng máy tạo độ ẩm để không khí không quá khô trong nhà Ngưng dùng thuốc làm thông mũi hoặc kháng histamine. Nếu là thuốc kê toa, bạn hãy thông báo các triệu chứng xoang khô cho bác sĩ để họ điều chỉnh thích hợp Uống nhiều nước để cơ thể không bị khô Thường xuyên hít thở không khí trong lành, như tập thể dục ở công viên Sử dụng nước muối sinh lý Tắm bằng nước nóng Sử dụng tinh dầu khuếch tán như oải hương, bạc hà hoặc chanh

Đối với các trường hợp nặng, bác sĩ sẽ:

Điều chỉnh hoặc thay đổi đơn thuốc để tránh tác dụng phụ gây khô Điều trị các triệu chứng hội chứng Sjogren bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), corticosteroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch Đề nghị thử nghiệm dị ứng để xác định chính xác các chất gây dị ứng kích hoạt các triệu chứng của bạn

Khô mũi có nguy hiểm không?

Do khô mũi có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng, nên nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

Viêm thanh quản Viêm họng Giấc ngủ kém chất lượng Chảy máu mũi tái phát Viêm xoang Nhiễm trùng

Các xoang khô không được điều trị có thể dẫn đến khó chịu kéo dài cũng như viêm xoang cấp tính hoặc mãn tính. Khi các màng xoang bị kích thích sẽ gây nhiễm trùng. Do đó, điều quan trọng là bạn phải chữa các triệu chứng càng nhanh càng tốt với các biện pháp thích hợp.

Gặp bác sĩ nếu bạn có triệu chứng viêm xoang, bao gồm:

Đau mặt Đau xoang Sốt Nước mũi dày có màu đục, xanh lá cây hoặc màu vàng Nghẹt mũi Mũi bị kích thích hoặc đau họng Ho Giọng khàn

Bác sĩ có thể kê một đợt kháng sinh để điều trị nhiễm trùng trong xoang. Bạn sẽ cần uống nhiều nước để giữ nước và giúp làm loãng chất nhầy. Với nhiều thời gian nghỉ ngơi và điều trị thích hợp, các triệu chứng sẽ giảm bớt sau 7-10 ngày.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh khô mũi, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:06/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM