Bệnh tai súp lơ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Tai súp lơ là một biến dạng của tai do chấn thương. Tình trạng này thường gặp nhất là ở những người luyện võ đối kháng lâu năm. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Tai súp lơ hay còn được gọi “tai đô vật” là một biến dạng của tai do chấn thương. Tình trạng này có thể xảy ra trong tai nạn, nhưng thường gặp nhất vẫn là ở những người luyện võ đối kháng lâu năm.
Mặc dù không có cách điều trị cụ thể cho tình trạng tai súp lơ nhưng thực tế vẫn có thể ngăn chặn tiến triển ngay sau khi chấn thương xảy ra. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu “cảnh báo” và can thiệp kịp thời là rất quan trọng.
Tình trạng biến dạng tai này có thể gây ra các vấn đề như khó đeo tai nghe và lấy ráy ra khỏi tai, dễ bị nhiễm trùng tai. Tệ hơn, tai súp lơ có thể dẫn đến suy giảm và mất thính lực.
2. Triệu chứng
Nếu bị chấn thương tai hoặc bị đánh vào một bên đầu, bạn cần kiểm tra vành tai ngoài xem có bị sưng hoặc bầm tím hay thay đổi hình dạng không. Khi máu bắt đầu chảy xung quanh khu vực bị thương, nguồn cung cấp máu đến sụn tai sẽ bị ngăn cản. Sau đó vành tai sẽ bị gập lại vì thiếu đi sự hỗ trợ của sụn. Vì hiện tượng tai súp lơ thường do chấn thương gây ra nên các triệu chứng cũng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương đối với tai.
Những dấu hiệu phổ biến của chấn thương tai là:
Đau đớn Sưng Bầm tím Biến dạng độ cong của tai
Những triệu chứng nghiêm trọng hơn tiến triển thành tai súp lơ nếu không chữa trị ngay từ bước đầu là:
Mất thính giác Ù tai Nhức đầu Nhìn mờ Sưng mặt Chảy máu nghiêm trọng
Một điểm cần lưu ý là khi đã để tình trạng sẹo và biến dạng sụn tai xảy ra, có thể người bệnh sẽ không thể hiện triệu chứng của hiện tượng tai súp lơ.
3. Nguyên nhân
Tai ngoài của con người được cấu tạo từ sụn, không phải xương. Nếu tai bị tổn thương, các mạch máu đến sụn tai có thể bị rách, khiến máu chảy ra giữa sụn và màng tai. Màng tai là mô liên kết bao quanh sụn, giúp vận chuyển máu và chất dinh dưỡng đến sụn. Một khi nguồn cung cấp máu bị cắt đứt, sụn tai không thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến nhiễm trùng và chết mô. Lúc này, mô mới có thể tự hình thành phần nào xung quanh khu vực tổn thương nhưng biến dạng, tạo ra một kết cấu hình súp lơ trên tai.
Tai súp lơ là tình trạng phổ biến nhất ở các võ sĩ đối kháng khi họ phải ghì tai xuống mặt sàn trong khoảng thời gian dài hoặc chấn thương từ một cú đòn mạnh. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể xảy ra do nhiễm trùng tai, đặc biệt là những trường hợp do xỏ khuyên ở phần trên của tai.
4. Chẩn đoán và điều trị
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tai súp lơ?
Thông thường đây là hiện tượng xảy ra sau khi không điều trị một chấn thương tai kịp thời và triệt để. Do đó việc chẩn đoán sẽ tùy thuộc vào mức độ tổn thương tai. Nếu vùng tai tổn thương gặp đau nhiều, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp cộng hưởng từ MRI.
Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng tai súp lơ?
Điều trị bước đầu
Khi tai bị chấn thương, cần cấp cứu càng nhanh càng tốt như chườm đá trong khoảng thời gian 15 phút. Đá lạnh giúp giảm sưng, ngăn ngừa việc hình thành tai súp lơ. Sau đó, người bị thương nên nhanh chóng nhập viện kiểm tra.
Hút dịch
Bác sĩ có thể điều trị tình trạng tai súp lơ bằng cách hút dịch ra khỏi các túi dịch trên vành tai cũng như máu tụ. Sau đó kê đơn thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng, cũng như băng bó để tai lành lại theo hình dạng bình thường. Lúc này, người bệnh cần tránh các hoạt động có thể gây thêm chấn thương cho tai cho đến khi hoàn toàn bình phục.
Tuy nhiên, đây chỉ là phương án tạm thời vì các túi dịch trên tai đã bị vỡ giập sụn vẫn sẽ tiếp tục được “bơm đầy” sau một thời gian. Do đó, việc theo dõi thay đổi hình dạng tai là điều rất quan trọng. Đừng chủ quan khi thấy tai bị sưng vì đây là tiền đề cho tình trạng biến dạng này tái phát.
Phẫu thuật
Tuy là một biến dạng mạn tính nhưng trong một số trường hợp, người bệnh có thể thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ tai để lấy lại sự tự tin về ngoại hình. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt sau tai để lộ sụn. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ, sắp xếp một số sụn hoặc sử dụng các mũi khâu để định hình lại tai. Người bệnh có thể được gây mê toàn thân hoặc gây tê cục bộ. Thông thường, người bệnh có thể tiếp tục các hoạt động thể chất trong vòng 6 tuần sau phẫu thuật. Người bệnh cần tuyệt đối tuân theo các chỉ định từ bác sĩ.
5. Cách phòng ngừa
Để tránh hiện tượng biến dạng tai này, bạn cần thực hiện những cách sau:
Ngăn ngừa chấn thương ngay từ đầu. Nếu có tham gia các môn thể thao mang tính đối kháng như đấu vật, võ thuật, hãy đội mũ bảo hiểm hoặc các dụng cụ bảo hộ tai để bảo vệ chính mình, cả người lớn và trẻ em. Trong một số môn thể thao như quyền anh và đấu vật cấp cao, người thi đấu không được phép mang mũ. Do đó, việc điều trị nhanh chóng khi có chấn thương kín ở tai sẽ mang tính quyết định để ngăn tình trạng tai súp lơ tiến triển. Nâng cao nhận thức cho những đối tượng dễ gặp tình trạng tai súp lơ. Nắm được những dấu hiệu ban đầu của tình trạng tai súp lơ sẽ giúp hạn chế biến chứng cũng như ngăn ngừa biến dạng tai. Tránh sử dụng chất chống đông máu. Đây là một tác nhân có thể làm tăng nguy cơ tiến triển thành tai súp lơ khi tai bị chấn thương. Hãy thông báo cho ban tổ chức về tình trạng bệnh của mình trước khi tham gia một môn thể thao đối kháng. Không được tự ý ngừng dùng thuốc đang được bác sĩ kê đơn.
Khi được điều trị tích cực và kịp thời, biến dạng tai súp lơ thường không thể xảy ra. Bất kỳ sự chậm trễ trong chẩn đoán đều dẫn đến khó khăn hơn trong việc quản lý tình trạng, giảm lượng máu cung cấp cho sụn tai và tăng nguy cơ biến dạng.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh tai súp lơ, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh Meniere - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chảy máu tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Dị vật ở trong tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giảm thính lực do tuổi già - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Triệu chứng ù tai - Nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tai xương chũm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm mê đạo tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm màng sụn vành tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Khám tai tại nhà - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh viêm tai giữa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tai ngoài - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tai giữa cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mất thính lực - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mất thính lực do tiếng ồn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm khoang tai ác tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rò luân nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng rối loạn thính giác - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tai chảy dịch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thông liên nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thủng màng nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tổn thương tai do chấn thương khí áp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị