Bệnh viêm tai xương chũm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm tai xương chũm là bệnh nhiễm trùng ở chỗ lồi ra của xương sọ nằm sau tai gọi là mấu chũm. Vậy bệnh lý này có nguy hiểm không? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Viêm tai xương chũm là bệnh gì?
Viêm xương chũm là bệnh nhiễm trùng ở chỗ lồi ra của xương sọ nằm sau tai gọi là mấu chũm. Bệnh có thể phá hủy phần xương này, kéo theo mất khả năng nghe. Đây là bệnh tai mũi họng khá phổ biến và nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra tử vong.
2. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm tai xương chũm?
Các triệu chứng của viêm tai xương chũm có thể bao gồm:
Tai có mủ; Đau tai hoặc cảm thấy khó chịu; Sốt cao đột ngột; Đau đầu; Giảm khả năng nghe hoặc mất thính giác; Tai hoặc vùng sau tai bị sưng, đỏ tấy.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn hoặc con bạn có các triệu chứng trên kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn tham khảo bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra viêm tai xương chũm?
Viêm tai xương chũm xảy ra do các nguyên nhân sau:
Bị nhiễm trùng bởi các loại vi khuẩn như Haemphilus influenza, Staphylococcus hoặc Streptococcus; Đã từng bị viêm tai giữa nhưng không được điều trị kịp thời hoặc đúng đắn.
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải viêm tai xương chũm?
Tất cả mọi người đều có khả năng bị viêm tai xương chũm. Tuy nhiên, bệnh phổ biến ở những trẻ từ 6-13 tháng tuổi hoặc ở những người có hệ miễn dịch yếu. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm tai xương chũm?
Hiện nay chưa có đầy đủ thông tin để xác định những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tai xương chũm. Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
5. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm tai xương chũm?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên cơ sở tiền sử bệnh và kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ có thể lấy mẫu thử từ dịch tai để xét nghiệm. Ngoài ra, bạn cũng có thể sẽ được yêu cầu chụp X-quang, CT hoặc MRI khi cần thiết.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm tai xương chũm?
Việc điều trị có thể gặp khó khăn bởi vì thuốc khó có thể thấm đủ sâu vào xương chũm, thế nên bạn cần phải kiên trì điều trị. Trường hợp bệnh nặng hơn cần tiêm trực tiếp thuốc kháng sinh vào mạch máu và sau đó mới dùng thuốc uống. Điều trị bằng thuốc kháng sinh phải liên tục trong ít nhất 2 tuần. Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn xương chũm có thể được tiến hành nếu điều trị bằng thuốc kháng sinh không hiệu quả. Ngoài ra còn có các phương pháp phẫu thuật khác như phẫu thuật loại bỏ tế bào xương chũm và cắt bỏ, chỉnh sửa xương chũm.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm tai xương chũm?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến viêm tai xương chũm:
Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn; Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn; Giữ tai sạch sẽ và khô ráo. Có thể nhét bông gòn vào tai để hút chất dịch.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hy vọng với một số thông tin trên đây về bệnh viêm tai xương chũm sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh Meniere - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chảy máu tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Dị vật ở trong tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giảm thính lực do tuổi già - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Triệu chứng ù tai - Nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị
- doc Bệnh đau tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm mê đạo tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm màng sụn vành tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Khám tai tại nhà - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh viêm tai giữa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tai ngoài - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tai giữa cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mất thính lực - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mất thính lực do tiếng ồn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm khoang tai ác tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rò luân nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng rối loạn thính giác - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tai chảy dịch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tai súp lơ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thông liên nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thủng màng nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tổn thương tai do chấn thương khí áp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị