Bệnh đau tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Đau tai là tình trạng cơn đau bắt đầu từ tai, có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai tai. Cơn đau ở tai có thể âm ỉ, rõ ràng hoặc nóng rát. Vậy làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu về bệnh đau tai
Bệnh đau tai là gì?
Đau tai là tình trạng cơn đau bắt đầu từ tai, có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai tai. Cơn đau ở tai có thể âm ỉ, rõ ràng hoặc nóng rát. Bạn có thể chịu đau trong thời gian dài hoặc các cơn đau tái phát nhiều lần.
Đau tai thường phổ biến hơn ở trẻ nhỏ. Các chuyên gia ước tính trong 4 trẻ sẽ có 3 trẻ bị nhiễm trùng tai (tình trạng dịch tích tụ ở tai giữa và phát triển viêm), nhưng nguyên nhân chính xác rất khó để chẩn đoán.
2. Triệu chứng đau tai
Những dấu hiệu và triệu chứng đi kèm đau tai là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan bao gồm:
- Chảy máu tai ;
- Chảy dịch hoặc mủ;
- Ho;
- Giảm thính lực;
- Khó ngủ hoặc khó chịu (ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi);
- Chóng mặt hoặc cảm giác quay cuồng;
- Cảm giác đầy trong tai ;
- Sốt ;
- Nhức đầu hoặc đau mặt;
- Ngứa mũi, miệng hoặc cổ họng ;
- Đau nhức cơ thể nhẹ ;
- Buồn nôn hoặc nôn mửa ;
- Đỏ tai ;
- Đỏ hoặc sưng tai ngoài ;
- Tai có tiếng chuông hay ù ;
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi ;
- Da có vảy hoặc bong tróc ở tai ngoài;
- Hắt xì;
- Viêm họng ;
- Chảy nước mắt hoặc ngứa.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu sau đây:
Sốt kéo dài từ 40०C trở lên. Đối với trẻ sơ sinh, cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức khi sốt cao hơn 38०C. Đau dữ dội và dừng đột ngột Chóng mặt Đau đầu Sưng quanh tai Giảm cơ mặt Máu hoặc mủ chảy ra từ tai Đau tai trở nên tồi tệ hơn hoặc không cải thiện sau 24–48 giờ
Khi nhận thấy một trong những triệu chứng này hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, bạn vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người không giống nhau. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
3. Nguyên nhân đau tai
Nguyên nhân nào gây đau tai?
Nguyên nhân gây đau tai có thể bao gồm:
Nhiễm trùng tai. Nhiễm trùng tai là một nguyên nhân phổ biến gây đau tai. Nhiễm trùng tai có thể xảy ra ở tai ngoài, giữa và tai trong. Nhiễm trùng tai ngoài có thể do bơi lội, đeo máy trợ thính hoặc tai nghe làm hỏng da trong ống tai… Da trong ống tai bị trầy xước hoặc bị kích thích có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nước làm mềm da trong ống tai, có thể tạo ra nơi sinh sản cho vi khuẩn. Nhiễm trùng tai giữa có thể do nhiễm trùng bắt nguồn từ nhiễm trùng đường hô hấp. Dịch tích tụ phía sau màng nhĩ do những nhiễm trùng này có thể sinh ra vi khuẩn. Viêm mê nhĩ (Labyrinthitis) là một rối loạn tai trong do nhiễm virus hoặc vi khuẩn từ các bệnh về đường hô hấp. Thay đổi áp suất không khí. Nhiều người bị đau tai và giảm thính lực nhẹ do thay đổi áp suất không khí đột ngột, chẳng hạn như đi máy bay hoặc thang máy. Loại đau tai này là tạm thời và hiếm khi dẫn đến các vấn đề thính giác kéo dài. Tích tụ ráy tai quá mức. Ráy tai quá mức trong ống tai cũng có thể gây áp lực và đau trong tai. Tuy nhiên, nếu bạn làm sạch ráy tai bằng tăm bông hoặc các vật khác có thể vô tình làm hỏng màng nhĩ và đẩy ráy tai đi sâu vào tai, khiến cho việc lấy ra khó khăn hơn. Nếu có quá nhiều ráy tai, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Thủng màng nhĩ. Những người bị đau tai dữ dội kèm theo dịch trong suốt hoặc có máu từ tai có thể bị thủng màng nhĩ. Màng nhĩ bị rách có thể do chấn thương ở vùng đầu và cổ, thay đổi áp suất không khí hoặc nước – ví dụ như lặn biển – nhiễm trùng tai trong và tiếng ồn lớn. Màng nhĩ là màng ngăn cách giữa tai trong và ngoài. Thủng màng nhĩ có thể rất đau và dẫn đến mất thính giác tạm thời hoặc vĩnh viễn, nhưng chúng thường tự lành.
Một số cơn đau tai có thể bắt nguồn từ những nơi khác trong cơ thể. Các điều kiện sức khỏe khác có thể dẫn đến đau tai bao gồm:
- Viêm họng do liên cầu khuẩn ;
- Viêm xoang ;
- Hội chứng rối loạn thái dương hàm ;
- Viêm khớp ảnh hưởng đến hàm ;
- Răng bị nhiễm trùng;
- Đau dây thần kinh sinh ba (đau dây thần kinh mặt mãn tính).
Các nguyên nhân được đề cập ở trên là một số nguyên nhân phổ biến gây đau tai. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
4. Nguy cơ mắc đau tai
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ đau tai?
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây đau tai, chẳng hạn như:
- Trẻ tuổi Nhiễm trùng đường hô hấp trên;
- Viêm mũi dị ứng ;
- Bệnh niêm mạc tai, mũi hoặc họng, chẳng hạn như viêm xoang ;
- Các cấu trúc trong tai, mũi hoặc cổ họng phì đại như viêm VA hoặc polyp mũi ;
- Hệ thống miễn dịch suy yếu;
- Tiền sử gia đình dễ bị nhiễm trùng tai;
- Trẻ đi nhà trẻ ;
- Chất lượng không khí kém, chẳng hạn như tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc mức độ ô nhiễm không khí cao;
- Sâu răng và áp xe.
Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
5. Điều trị đau tai
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Những phương pháp nào giúp bạn điều trị đau tai?
Điều trị đau tai phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản, có thể bao gồm thuốc giảm đau không kê đơn phù hợp với lứa tuổi, chẳng hạn như aspirin hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) để giảm đau và sốt. Điều trị cũng có thể bao gồm chườm ấm, acetaminophen (Tylenol), thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID) hoặc một liệu trình ngắn dùng thuốc giảm đau gây nghiện. Điều trị viêm tai giữa có thể bao gồm kháng sinh dạng uống. Bên cạnh đó, điều trị viêm tai ngoài cần có thuốc nhỏ tai kháng sinh. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để trị nhiễm trùng tai, mặc dù một số nghiên cứu cho thấy kháng sinh không phải lúc nào cũng là phương pháp điều trị hiệu quả.
Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau tai giảm mà không cần điều trị gì cả, nhưng nếu nó không biến mất hoặc kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác, bạn nên gặp bác sĩ tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
6. Phòng ngừa đau tai
Những biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa đau tai?
Một số biện pháp có thể giúp bạn phòng ngừa đau tai như:
Tránh hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc. Không đưa vật lạ, nguy hiểm vào tai Lau khô tai sau khi bơi hoặc tắm. Tránh các tác nhân gây dị ứng, như bụi và phấn hoa. Tránh những nơi quá ồn ào, gây ảnh hưởng đến thính lực
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh đau tai, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị. Chúc các bạn sức khỏe!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh Meniere - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chảy máu tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Dị vật ở trong tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giảm thính lực do tuổi già - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Triệu chứng ù tai - Nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tai xương chũm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm mê đạo tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm màng sụn vành tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Khám tai tại nhà - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh viêm tai giữa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tai ngoài - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tai giữa cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mất thính lực - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mất thính lực do tiếng ồn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm khoang tai ác tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rò luân nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng rối loạn thính giác - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tai chảy dịch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tai súp lơ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thông liên nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thủng màng nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tổn thương tai do chấn thương khí áp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị