Bệnh viêm xoang hàm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm xoang hàm là một dạng viêm xoang phổ biến, xảy ra khi lớp niêm mạc bao phủ xoang hàm bị viêm nhiễm. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh viêm xoang hàm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Bệnh viêm xoang hàm là gì?

Viêm xoang hàm là dạng viêm xoang phổ biến nhất. Xoang hàm gồm các hốc xoang nằm quanh vùng mắt và hai hai bên má. Bao phủ bề mặt các xoang này là lớp niêm mạc. Khi các lớp niêm mạc bị viêm nhiễm sẽ gây ra bệnh viêm xoang hàm.

Bệnh viêm xoang hàm có nguy hiểm không?

Đối với người bị viêm xoang hàm cấp hoặc viêm mủ xoang hàm do các bệnh về răng, nếu không được điều trị bạn có thể mắc các biến chứng nghiêm trọng như:

Viêm đa xoang: viêm xoang sàng sau, viêm xoang trán… vị trí của các xoang này gần nhau và có mối liên hệ mật thiết với xoang hàm. Viêm họng, viêm thanh quản: dịch mủ từ xoang chảy xuống họng gây viêm nhiễm. Viêm thần kinh thị giác, viêm tĩnh mạch xoang: nếu viêm xoang hàm kéo dài có thể gây ra các tình trạng này.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm xoang hàm là gì?

Do viêm xoang hàm là một dạng của bệnh viêm xoang, nên bệnh cũng có các triệu chứng như:

  • Đau đầu và mặt âm ỉ ;
  • Sốt;
  • Chảy mủ ở bên mũi bị viêm.

Ngoài ra, các triệu chứng viêm xoang hàm cũng tùy thuộc vào loại viêm xoang hàm bạn mắc phải:

  • Viêm xoang hàm cấp tính: bạn có thể bị đau buốt ở đầu kèm theo sốt cao. Các cơn đau có thể xuất hiện liên tục kèm theo các triệu chứng đau nhức ở hàm trên, hốc mắt rồi lan ra thái dương và vùng mắt. Nếu bạn bị viêm xoang hàm trái, cơn đau sẽ ở bên mặt trái và ngược lại. Bạn có thể cảm thấy đau hơn khi cúi đầu, gập người hoặc chạy nhảy mạnh. Khi ấn tay vào mắt, bạn sẽ thấy đau và hàm bị buốt. Dịch mũi ban đầu loãng, sau đó đặc hơn, chuyển sang màu vàng, có mủ và mùi hôi. Triệu chứng viêm xoang hàm cấp tính thường kéo dài 6 tuần trước khi chuyển qua giai đoạn mạn tính.
  • Viêm xoang hàm mạn tính: Ở giai đoạn này, người bệnh không còn bị đau nhức mặt, nhưng sẽ bị tắc mũi. Lúc này bạn sẽ thấy mệt mỏi, dịch chảy ra có mùi hôi màu vàng xanh, vùng thái dương rất đau. Viêm xoang hàm mạn tính là bệnh rất nguy hiểm, nếu không được điều trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
  • Viêm xoang hàm do bệnh về răng: đau từ dữ dội đến âm ỉ vùng mặt, nhất là hai bên má. Mủ chảy ra từ mũi và hôi miệng.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào trên đây. Cơ địa của mỗi người sẽ khác nhau, vì vậy bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn hiệu quả.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang hàm là gì?

Các nguyên nhân gây viêm xoang hàm gồm:

  • Viêm mũi dị ứng trong thời gian dài Lệch cấu trúc vách ngăn mũi;
  • Bệnh lý về răng;
  • Chấn thương do tai nạn hoặc phẫu thuật ;
  • Vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường có nguy cơ mắc viêm xoang hàm?

Viêm xoang hàm là một bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, một số người có thể dễ mắc bệnh này hơn nếu có các yếu tố nguy cơ sau:

Sâu răng, nhiễm trùng răng miệng… nhưng không điều trị dứt điểm. Từng đi nhổ răng hoặc phẫu thuật khoang miệng. Bác sĩ có thể vô tình làm tổn thương hoặc để dị vật rơi vào xoang hàm. Tiền sử viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang hàm. Cấu trúc xoang hàm bị tổn thương hoặc biến dạng do phẫu thuật.

5. Chẩn đoán và Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm xoang hàm?

Phương pháp điều trị viêm xoang hàm phổ biến nhất là dùng thuốc. Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Bạn có thể cũng cần kết hợp thêm với thuốc giảm đau, chống dị ứng, phù nề…

Nếu bạn bị viêm xoang hàm nặng hoặc điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bác sỉ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị khác. Bạn có thể được thực hiện thủ thuật Proezt (súc rửa xoang) để đưa dung dịch thuốc vào các hốc xoang; chọc xoang hàm rút mủ; phẫu thuật để cắt polyp mũi, chỉnh hình vách ngăn…

Nếu viêm xoang hàm do các bệnh về răng gây ra, bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân gây bệnh. Đôi khi, bạn phải nhổ răng.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm xoang hàm?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên khám thực thể và đặt các câu hỏi cho bạn. Họ cũng có thể yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm để xác định chẩn đoán.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Viêm xoang hàm kiêng ăn gì?

Bên cạnh điều trị, chế độ sinh hoạt và ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng giúp bạn nhanh hồi phục sức khỏe. Bạn cần ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi, vận động và làm việc hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế những loại thực phẩm sau:

Món ăn cay nóng: những thực phẩm này sẽ gây trào ngược dạ dày – nguyên nhân gây ra các vấn đề tai, mũi, họng. Thực phẩm gây dị ứng: nếu bạn bị dị ứng với thực phẩm, hãy tránh dùng những thực phẩm này. Các chất kích thích: đồ uống có ga, bia rượu, cà phê… có thể gây ra trào ngược dạ dày. Sữa và các sản phẩm từ sữa: những thực phẩm này sẽ làm tăng dịch nhày trong mũi, gây khó khăn cho không khí lưu thông trong mũi. Nước lạnh hoặc nước đá: vì sẽ kích thích niêm mạc vùng miệng và đường hô hấp.

Hy vọng với những thông tin trên đây về bệnh viêm xoang hàm sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn điều trị thành công!

Ngày:03/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM