Khám tai tại nhà - Những thông tin cần biết
Khám tai tại nhà là thủ thuật kiểm tra lỗ tai và màng nhĩ xem có gì bất thường không bằng cách sử dụng một dụng cụ gọi là ống soi tai. Ống soi tai là dụng cụ cầm tay gồm đèn, kính lúp phóng to, và bộ phận nhìn hình phễu với đầu tận cùng hẹp lại gọi là loa soi tai. Để hiểu rõ hơn về thủ thuật này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Khám tai tại nhà là thủ thuật kiểm tra lỗ tai và màng nhĩ xem có gì bất thường không bằng cách sử dụng một dụng cụ gọi là ống soi tai. Ống soi tai là dụng cụ cầm tay gồm đèn, kính lúp phóng to, và bộ phận nhìn hình phễu với đầu tận cùng hẹp lại gọi là loa soi tai.
Nhiều trẻ rất dễ bị nhiễm trùng tai, có ráy tai quá nhiều, hay bị dị vật vướng trong lỗ tai. Khi trẻ bị nhiễm trùng tai, triệu chứng thấy được là trẻ khóc, sốt hoặc hay giật kéo tai. Khám tai trước tại nhà sẽ giúp phụ huynh kịp thời xử lý nguyên nhân trước khi đi khám bác sĩ.
Tuy nhiên, để không có sai sót khi khám tai, phụ huynh tốt nhất vẫn nên tham khảo bác sĩ để được hướng dẫn kỹ thuật khám tai đúng cách.
Khi nào bạn nên thực hiện khám tai tại nhà?
Khám tai tại nhà có thể được thực hiện để:
Tìm dấu hiệu của nhiễm trùng gây đau tai hoặc lãng tai; Kiểm tra dị vật trong tai, ví dụ như côn trùng hoặc hạt đậu; Kiểm tra ráy tai nếu bị giảm thính lực hoặc cảm giác đầy hay nặng trong tai.
2. Điều cần thận trọng
Một số đèn soi tai tại nhà có sóng âm dội lại từ màng nhĩ để xác định xem có bị bệnh viêm tai giữa chảy dịch (có dịch ở tai giữa) hay không.
Ráy tai có tác dụng bảo vệ ống tai. Ráy tai thường tự khô và rơi ra. Đừng bao giờ dùng tăm bông, kẹp tóc, kẹp giấy hoặc móng tay của bạn để làm sạch ráy tai, chúng có thể làm tổn thương ống tai hoặc màng nhĩ và có thể đẩy ráy tai đi sâu hơn vào ống tai. Bạn chỉ cần làm sạch vành tai là đủ.
Dù thứ bạn thấy qua ống soi tai là gì đi nữa, hãy gọi bác sĩ nếu bạn hoặc con của bạn bị:
Đau tai dữ dội, đặc biệt là khi con bạn bị sốt. Mất thính lực đột ngột. Chóng mặt. Mất khả năng di chuyển các cơ ở một bên của mặt (liệt dây thần kinh mặt). Tiếng rung dai dẳng trong một hoặc hai tai. Chảy dịch ở một hoặc cả tai.
Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
3. Quy trình thực hiện
Bạn nên làm gì trước khi thực hiện khám tai tại nhà?
Đầu tiên, bạn phải học cách sử dụng và cách khám thật kỹ từ bác sĩ.
Không cần bất kỳ sự chuẩn bị đặc biệt nào cho việc kiểm tra này. Luôn nhớ rằng phải rửa sạch loa soi tai bằng nước nóng, nước xà phòng trước khi dùng nó để khám tai. Nếu dụng cụ soi tai bị dơ và chưa được vệ sinh đúng cách, chúng có thể làm nhiễm trùng cả hai tai.
Quy trình thực hiện khám tai tại nhà là gì?
Nếu bạn chuẩn bị khám cho trẻ, hãy cho trẻ nằm xuống và nghiêng đầu về một bên, hoặc cho trẻ ngồi trên đùi và để đầu trẻ lên ngực của bạn. Đối với những đứa trẻ lớn hơn hoặc người lớn, có thế ngồi với đầu hơi nghiêng về phía vai bên đối diện. Ngồi là tư thế tốt nhất để khám phát hiện viêm tai giữa chảy dịch (tụ dịch phía sau màng nhĩ).
Chọn loa soi tai lớn nhất mà có thể vừa vặn với lỗ tai, và lắp nó vào ống soi tai. Nếu bạn chỉ có vấn đề ở một tai, khám tai kia trước
có thể giúp bạn dễ dàng xác định sự khác biệt của tai bên bệnh hơn.
Khi khám tai của những đứa trẻ lớn hơn 12 tháng tuổi hoặc người lớn, hãy giữ ống soi tai bằng một tay và sử dụng tay còn lại để nhẹ nhàng vành tai lên trên và ra sau. Động tác này kéo thẳng ống tai ngoài và giúp cải thiện tầm nhìn. Đối với trẻ em dưới 12 tháng tuổi, nhẹ nhàng kéo vành tai xuống dưới và ra sau.
Bây giờ, bạn vừa từ từ đưa đầu nhọn của loa soi tai vào lỗ tai vừa nhìn vào ống soi tai. Các thành của ống tai có thể khá nhạy cảm, vì vậy cố không ấn vào ống tai. Bạn nên giữ tay trên mặt người được khám để tay bạn có thể di chuyển cùng với đầu họ trong trường hợp họ có cử động nhanh.
Đừng đẩy ống soi tai về phía trước mà không quan sát. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể nhìn thấy đường đi vào ống tai. Bạn không cần phải đẩy loa soi tai vào quá sâu trong ống tai – vì nguồn sáng chiếu xa về phía trước loa soi tai của bạn.
Nghiêng nhẹ đầu loa soi tai về phía mũi của người được khám để đi theo góc gập giải phẫu của ống tai. Khi nhìn qua ống soi tai, hãy di chuyển nhẹ nhàng theo những góc khác nhau để bạn có thể nhìn thấy các thành ống tai và màng nhĩ. Ngưng ngay khi có người được khám cảm thấy đau.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện khám tai tại nhà?
Hãy nhờ bác sĩ xem lại bạn khám đã đúng cách chưa. Sau đó luyện tập trên những người lớn khỏe mạnh trước để bạn có thể biết được lỗ tai và màng nhĩ bình thường trông như thế nào. Đừng nản chí nếu lúc đầu bạn chưa thể nhìn thấy màng nhĩ, vì để nhìn thấy được nó bạn cần phải luyện tập nhiều và có nhiều kinh nghiệm hơn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
4. Hướng dẫn đọc kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Ống tai Bình thường: Ống tai có thể thay đổi về kích cỡ, hình dạng và màu sắc.
Ống tai có màu như da bạn và chứa lông nhỏ, và thường có ráy tai màu vàng nâu nâu hoặc đỏ nâu.
Không bình thường: Ngoáy hoặc kéo vành tai gây đau.
Ống tai đỏ, nhạy cảm, sưng và đầy mủ.
Màng nhĩ Bình thường: Màng nhĩ có màu trắng ngọc trai hoặc xám nhạt, và bạn có thể nhìn xuyên qua nó.
Bạn có thể nhìn thấy những xương con của tai giữa đẩy vào màng nhĩ.
Bạn thấy một vùng sáng hình nón, tạo thành do “phản xạ ánh sáng”, phản chiếu từ bề mặt của màng nhĩ. Nón sáng này có vị trí 5 giờ bên tai phải và vị trí 7 giờ bên tai trái.
Không bình thường: Ánh sáng phản xạ vào màng nhĩ bị đục hoặc không có.
Màng nhĩ có màu đỏ và phồng lên.
Bạn có thể thấy chất lỏng màu hổ phách hoặc bong bóng phía sau màng nhĩ.
Bạn có thể thấy một cái lỗ bên trong màng nhĩ (thủng màng nhĩ).
Bạn có thể thấy những vết sẹo màu trắng trên bề mặt của màng nhĩ.
Nếu con bạn được đặt máy trợ tính, bạn có thể thấy một ống nhựa nhỏ, thường có màu xanh dương hoặc xanh lá cây.
Màng nhĩ có thể bị che lại bởi ráy tai hoặc một ngoại vật, như là một hạt đậu hoặc tràng hạt.
Chú ý: Nếu bạn thấy viêm trong ống tai, mủ, màng nhĩ đục màu hoặc có màu đỏ, tụ dịch phía sau màng nhĩ, một lỗ trên màng nhĩ, hoặc có ngoại vật trong tai, hãy gọi ngay cho bác sĩ của bạn.
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Trên đây là một số thông tin liên quan về khám tai tại nhà, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh Meniere - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chảy máu tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Dị vật ở trong tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giảm thính lực do tuổi già - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Triệu chứng ù tai - Nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tai xương chũm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm mê đạo tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm màng sụn vành tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tai giữa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tai ngoài - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tai giữa cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mất thính lực - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mất thính lực do tiếng ồn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm khoang tai ác tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rò luân nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng rối loạn thính giác - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tai chảy dịch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tai súp lơ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thông liên nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thủng màng nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tổn thương tai do chấn thương khí áp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị