Thuốc Pemoline - Điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
Tìm hiểu về thuốc Pemoline trên eLib sẽ cho bạn biết về công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, tương tác thuốc và những điều cần thận trọng khác. Hy vọng bài viết sau sẽ hữu ích cho mọi người.
Mục lục nội dung
1. Tác dụng
Tác dụng của pemoline là gì?
Pemoline kích thích hệ thần kinh trung ương (não và dây thần kinh). Chưa biết chính xác được cách pemoline hoạt động.
Pemoline được sử dụng để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
Pemoline cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác ngoài những mục đích được liệt kê ở đây.
Bạn nên dùngpemoline như thế nào?
Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bạn không hiểu các chỉ dẫn này, hãy hỏi dược sĩ, y tá, hoặc bác sĩ để họ giải thích cho bạn.
Dùng thuốc với nhiều nước.
Pemoline thường được dùng 1 lần/ngày vào buổi sáng. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong trường hợp hiếm hoi, pemoline đã gây tổn hại gan nghiêm trọng dẫn đến tử vong hoặc phải ghép gan. Thông báo cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn bị buồn nôn, nôn, đau bụng, mệt mỏi bất thường, mất cảm giác ngon miệng, da vàng hay mắt, ngứa, phân màu đất sét, hoặc nước tiểu sẫm màu. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu sớm của tổn thương gan. Trước khi dùng pemoline, bạn sẽ được yêu cầu để thảo luận với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của thuốc này và ký giấy xác nhận rằng bạn đã hiểu những rủi ro và lợi ích. Ngoài ra, bác sĩ sẽ cần phải theo dõi chức năng gan của bạn bằng các xét nghiệm máu trước khi bắt đầu điều trị với pemoline và cứ như vậy vào mỗi hai tuần sau đó.
Bạn nên bảo quảnpemoline như thế nào?
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng pemolinecho người lớn là gì?
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý
Liều đầu: 37.5 mg đường uống mỗi buổi sáng. Liều duy trì: Có thể tăng 18.75 mg/ngày, cách 1 tuần, tối đa 112.5 mg/ngày. Liều hiệu quả đối với hầu hết bệnh nhân là 56.25 đến 75 mg.
Liều dùng pemoline cho trẻ em là gì?
Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý
Dưới 6 tuổi:
Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.
Trên 6 tuổi:
Liều đầu: 37.5 mg đường uống mỗi buổi sáng. Liều duy trì: Có thể tăng 18.75 mg/ngày, cách 1 tuần, tối đa 112.5 mg/ngày. Liều hiệu quả đối với hầu hết bệnh nhân là 56.25 đến 75 mg.
Pemolinecó những hàm lượng nào?
Pemoline có những dạng và hàm lượng sau:
Viên nén (màu trg dạng và hàm lượng sau: các; Viên nén (màu cam) 37.5 mg, chai 100 viên; Viên nén (màu vàng nâu) 75 mg, chai 100 viên. Viên nhai hiên CYLERT (pemoline) đưLERT (pemoline) )nâu) 37.5 mg, viên nén có rãnh (màu cam), chai 100 viên.
3. Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng pemoline?
Sau đây là những phản ứng bất lợi theo thứ tự giảm dần mức độ nghiêm trọng trong mỗi thể loại có liên quan đến CYLERT (pemoline):
Gan: Đã có báo cáo về rối loạn chức năng gan, từ có triệu chứng tăng men gan viêm gan, vàng da và đe dọa đến nguy hiểm tính mạng suy gan ở bệnh nhân đang dùng CYLERT.
Tạo máu: Đã có những báo cáo riêng biệt về thiếu máu.
Hệ thần kinh trung ương:Các hiệu ứng thần kinh trung ương sau đây đã được báo cáo với việc dùng CYLERT (pemoline): động kinh co giật: các báo cáo chỉ ra rằng CYLERT (pemoline) có thể thúc đẩy các đợt tấn công của hội chứng Gilles de la Tourette; ảo giác; loạn động ở lưỡi, môi, mặt và các chi; chức năng mắt vận động bất thường bao gồm rung giật nhãn cầu và cơn vận nhãn; trầm cảm nhẹ; chóng mặt; tăng kích thích; nhức đầu; và buồn ngủ.
Mất ngủ là tác dụng phụ thường thấy của CYLERT (pemoline), thường xảy ra sớm khi điều trị. Trong đa số trường hợp, tác dụng này chỉ xảy ra trong chốc lát hoặc là phản ứng với việc giảm liều.
Tiêu hóa: chán ăn và giảm cân có thể xảy ra trong những tuần đầu điều trị. Trong đa số trường hợp, tác dụng này chỉ là trong chốc lát; tăng cân thường lại tiếp tục trong vòng 3-6 tháng sau.
Cũng đã có báo cáo về buồn nôn và đau bụng.
Niệu sinh dục: Trường hợp axit photphat bị nâng cao dẫn đến phì đại tuyến tiền liệt đã được báo cáo ở bệnh nhân nam 63 tuổi và đã được điều trị bằng CYLERT (pemoline) để khắc phục cơn buồn ngủ.Axit photphat sẽ bình thường khi ngưng dùng CYLERT (pemoline) và một lần nữa bị tăng cao cùng với việc điều trị lại.
Các tác dụng khác: Đã có báo cáo về ngăn chặn sự tăng trưởng có liên quan đến việc sử dụng lâu dài chất kích thích ở trẻ em. Phát ban da đã được báo cáo với CYLERT (pemoline).
Phản ứng phụ nhẹ xuất hiện sớm trong quá trình điều trị với CYLERT (pemoline) thường được hoãn lại khi tiếp tục điều trị. Nếu phản ứng có hại có tính chất quan trọng hoặc kéo dài, nên giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
4. Thận trọng/Cảnh báo:
Trước khi dùng pemolinebạnnên biết những gì?
Trong khi quyết định dùng một loại thuốc, cần phải cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích của thuốc. Đối với thuốc này, cần xem xét các yếu tố sau:
Dị ứng
Báo cho bác sĩ biết nếu bạn từng bị dị ứng với thuốc này hoặc bất kỳ thuốc nào khác. Đồng thời báo cho nhân viên y tế biết nếu bạn có bất kỳ dạng dị ứng nào, như di ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hoặc đông vật. Đối với các thuốc không kê đơn, đọc kỹ thành phần trên bao bì sản phẩm.
Trẻ em
Đã có báo cáo về việc tốc độ tăng trưởng bị chậm ở trẻ em dùng các thuốc như pemoline trong một thời gian dài. Một số bác sĩ khuyên bạn nên có các chu kỳ không dùng thuốc trong khi điều trị với pemoline để giúp ngăn chặn sự tăng trưởng chậm.
Pemoline có thể khiến các hành vi ở trẻ em bị bệnh thần kinh nặng trở nên nặng hơn.
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc B đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:
A = Không có nguy cơ; B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu; C = Có thể có nguy cơ; D = Có bằng chứng về nguy cơ; X = Chống chỉ định; N = Vẫn chưa biết.
5. Tương tác thuốc
Pemolinecó thể tương tác với thuốc nào?
Mặc dù những loại thuốc nhất định không nên dùng cùng nhau, trong một số trường hợp hai loại thuốc khac nhau có thể sử dụng cùng nhau thậm chí khi tương tác có thể xảy ra. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc, hoặc đưa ra những biện pháp phòng ngừa khác khi cần thiết. Nói cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào được kê toa hay không được kê toa.
Thức ăn và rượu bia có tương táctớipemolinekhông?
Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởngđến pemoline?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
Lạm dụng hoặc lệ thuộc thuốc (hoặc có tiền sử)—Có thể xảy ra lệ thuộc pemoline. Hội chứng Gilles de la Tourette hoặc các chứng bệnh giật gân khác, hoặc Bệnh gan, hoặc Bệnh thần kinh (nặng)—Pemoline có thể làm cho tình trạng nặng hơn. Bệnh thận—Có thể làm cho nồng độ pemoline trong máu cao hơn, gia tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.
6. Khẩn cấp/Quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Pemoline. Các bạn có thể tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về thuốc. Nhưng lời khuyên cho các bạn nên nghe lời tư vấn của bác sĩ để sử dụng thuốc một cách an toàn nhất.
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Pefloxacin - Điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Paracetamol + codeine - Thuốc giảm đau từ nhẹ đến nặng vừa phải
- doc Thuốc Palonosetron - Ngăn ngừa buồn nôn và nôn
- doc Thuốc Paroxetine - Điều trị trầm cảm
- doc Thuốc Parecoxib - Điều trị bệnh viêm khớp
- doc Thuốc Pantoprazole - Điều trị các vấn đề dạ dày
- doc Thuốc Paromomycin - Điều trị các bệnh nhiễm trùng đường ruột
- doc Thuốc Paracetamol - Điều trị đau đầu
- doc Thuốc Peginterferon alfa-2b - Điều trị viêm gan C mãn tính
- doc Thuốc Pamidronate - Điều trị nồng độ canxi trong máu cao
- doc Thuốc Physostigmine - Điều trị một số loại bệnh tăng nhãn áp
- doc Thuốc Physogel® Al Cream - Làm mịn làn da khô và nhạy cảm
- doc Thuốc Phyllantol - Điều trị bệnh tiêu hóa, gan mật
- doc Thuốc Phụ Lạc Cao EX - Giúp tăng cường lưu thông khí huyết
- doc Thuốc Phosphatidylcholine - Điều trị bệnh viêm gan
- doc Thuốc Phosphalugel® - Điều trị tình trạng đau dạ dày
- doc Thuốc Phezam® - Điều trị suy mạch não mạn tính và tiềm tàng
- doc Thuốc Phenytoin - Ngăn chặn và kiểm soát cơn động kinh
- doc Thuốc Phenylpropanolamine - Điều trị các tắc nghẽn do dị ứng, sốt mùa hè
- doc Thuốc Phenylephrine - Giảm tạm thời chứng nghẹt mũi, viêm xoang
- doc Thuốc Phenylbutazone - Giảm đau và viêm
- doc Thuốc Phentermine - Giúp kiềm chế cảm giác thèm ăn
- doc Thuốc Phenoxymethyl penicillin - Điều trị nhiễm trùng trong miệng và cổ họng
- doc Thuốc Phenoxybenzamine - Điều trị tăng huyết áp
- doc Thuốc Phenol - Điều trị đau họng, đau miệng
- doc Thuốc Phenobarbital - Kiểm soát co giật
- doc Thuốc Phenindione - Điều trị khối đông máu trong động mạch
- doc Thuốc Phenindamine - Điều trị hắt hơi sổ mũi
- doc Thuốc PHENERGAN® CREAM - Điều trị ngứa, ngứa sẩn
- doc Thuốc Phenelzine - Điều trị trầm cảm
- doc Thuốc Phendimetrazine - Điều trị béo phì
- doc Thuốc Phenazopyridine - Giảm các triệu chứng do kích ứng đường tiểu
- doc Thuốc Pharmaton® Matruelle - Bổ sung vào chế độ ăn cho phụ nữ mang thai
- doc Thuốc Pharmaton® Fizzi - Bổ sung dưỡng chất và vitamin
- doc Thuốc PHARMATON KIDDI® - Bổ sung vitamin
- doc Thuốc Pharmaton Capsules - Điều trị các vấn đề liên quan đến tuổi tác
- doc Pharmatex® - Thuốc ngừa thai
- doc Thuốc Phaanedol® - Giảm đau nhanh các triệu chứng sốt
- doc Thuốc Perphenazine - Điều trị một số rối loạn tâm thần
- doc Thuốc Permixon 160mg - Điều trị những rối loạn tiểu tiện
- doc Thuốc Permethrin - Điều trị ghẻ lở do ve/mạt gây ra làm cho da bạn bị nhiễm trùng
- doc Thuốc Peritol® - Điều trị dị ứng như mề đay, phù thần kinh-mạch
- doc Thuốc Perindopril + Indapamide - Điều trị tăng huyết áp
- doc Thuốc Perindopril - Điều trị tăng huyết áp
- doc Thuốc Pergolide - Điều trị cứng cơ, run, co giật,
- doc Thuốc Peramivir - Điều trị các triệu chứng do virus cúm
- doc Thuốc Pepto-Bismol® - Giảm tiêu chảy khi đi du lịch
- doc Thuốc Pepsane® - Điều trị triệu chứng đau dạ dày
- doc Thuốc Pentoxifylline - Cải thiện các triệu chứng của một vấn đề tuần hoàn máu
- doc Thuốc Pentosan polysulfate sodium - Giảm đau do một bệnh rối loạn bàng quang
- doc Thuốc Penostop® - Giảm đau, hạ sốt và kháng viêm.
- doc Thuốc Penicillin V Kali 1.000.000IU - Điều trị Viêm amidan, viêm họng
- doc Thuốc Penicillin V - Điều trị các tình trạng như viêm phổi
- doc Thuốc Penicillamine - Điều trị viêm khớp dạng thấp
- doc Thuốc Penciclovir - Điều trị lở miệng/rộp môi
- doc Thuốc Pemetrexed - Điều trị một số loại ung thư
- doc Thuốc Peginterferon alfa-2a - Điều trị viêm gan C mãn tính
- doc Thuốc Pedonase - Chữa trị các triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp
- doc Thuốc Peditral® Orange Flavour - Điều trị chứng mất nước
- doc Pediasure - Bổ sung dinh dưỡng
- doc Thuốc Pazopanib - Điều trị ung thư thận
- doc Thuốc Paxirasol® - Điều trị các bệnh đường hô hấp
- doc Thuốc Paxeladine® - Điều trị ho do cảm cúm, viêm mũi họng
- doc Thuốc Passedyl Sirop® - Dùng để long đờm
- doc Thuốc PasAli-G.A® - Bổ sung testosterone nội sinh cho nam giới
- doc Thuốc Pasafe 500 - Điều trị các triệu chứng đau nhức
- doc Thuốc Paricalcitol - Làm giảm lượng hormone tuyến cận giáp
- doc Thuốc Paratriam - Làm tiêu chất nhầy trong bệnh nhầy nhớt
- doc Thuốc Paratramol® - Điều trị tình trạng nhức đầu, đau răng
- doc Thuốc Paraldehyde - Điều trị các cơn co giật
- doc Thuốc Parafin - Dùng để làm mềm, giữ nước cho da
- doc Thuốc Papaverine - Điều trị rối loạn cương dương
- doc Thuốc Papain - Hỗ trợ tiêu hóa và điều trị giun ký sinh
- doc Thuốc Pancreatin - Điều tình trạng steatorrhea
- doc Thuốc Pantyrase® - Điều trị các triệu chứng đầy bụng
- doc Thuốc Pantostad 40 - Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- doc Thuốc Pantoprazol® - Điều trị loét dạ dày-tá tràng
- doc Thuốc Pantoloc® - Điều trị loét dạ dày
- doc Thuốc Panthenol - Điều trị tổn thương da do bỏng nhẹ
- doc Thuốc Pancrelase® - Chống rối loạn tiêu hóa do khó tiêu
- doc Thuốc Panatel® - Điều trị giun đũa, giun kim
- doc Thuốc Panangin® - Điều trị suy tim, đau tim,
- doc Thuốc Panadol Extra with Optizorb - Giảm đau hạ sốt
- doc Thuốc Panadol Extra - Giảm đau hạ sốt
- doc Thuốc Panadol Cảm cúm - Điều trị cảm cúm, sốt, đau nhứt
- doc Thuốc Panadol - Điều trị giảm đau, hạ sốt
- doc Thuốc Panadeine® - điều trị tiêu chảy, ho, nhức đầu, đau răng, đau thắt ngực
- doc Thuốc Panactol® - Điều trị sốt, cảm lạnh, đau nhứt
- doc Thuốc Pan – Amin G® - Bổ sung axit amin trước khi phẩu thuật
- doc Thuốc Palivizumad - Phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp và phổi
- doc Thuốc Paliperidone - Điều trị một số rối loạn tâm thần
- doc Thuốc Palbociclib - Điều trị ung thư vú
- doc Thuốc Paclitaxel - Điều trị ung thư
- doc Thuốc Pacific Ketoprofen® - Điều trị giảm đau do chấn thương