Thuốc Panthenol - Điều trị tổn thương da do bỏng nhẹ

Thuốc Panthenol được dùng để điều trị tổn thương da do bỏng nhẹ, phỏng nắng, trầy xước, nứt da chân, nứt đầu vú, rạn da bụng do mang thai...Để biết thuốc có công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, cảnh báo, tương tác thuốc và đối tượng dùng như thế nào mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết của eLib.VN nhé.

Thuốc Panthenol - Điều trị tổn thương da do bỏng nhẹ

Tên hoạt chất: Dexpanthenol (D-panthenol)

Tên biệt dược: Panthenol

1. Tác dụng

Tác dụng của thuốc Panthenol là gì?

Thuốc Panthenol được chỉ định trong:

Tổn thương da do bỏng nhẹ, phỏng nắng, trầy xước da, mảng ghép da chậm lành. Nứt da chân, nứt đầu vú, rạn da bụng do mang thai, hăm đỏ vùng mông ở trẻ sơ sinh (hăm tã). Ngăn ngừa tổn thương da do ánh nắng, sự bức xạ.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khi có chỉ định của bác sĩ.

2. Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Panthenol cho người lớn như thế nào?

Thoa thuốc 1–2 lần/ngày, xoa nhẹ để thuốc dễ ngấm.

Liều dùng thuốc Panthenol cho trẻ em như thế nào?

Thoa một lớp thuốc mỏng lên vùng mông hăm đỏ sau khi vệ sinh hằng ngày và sau mỗi lần thay tã cho trẻ nhỏ.

3. Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Panthenol như thế nào?

Ở người mẹ đang cho con bú, bạn có thể thoa một lớp thuốc mỏng lên núm vú và xoa nhẹ ngay sau khi cho con bú xong. Trước khi cho con bú trở lại, bạn cần lau sạch vùng bôi thuốc.

Đối với vết bỏng nhẹ, bạn thoa một lớp thuốc dày sau khi đã sát trùng sạch vùng tổn thương. Để ngừa và trị phỏng nắng, bạn cần thoa một lớp thuốc mỏng trên da.

4. Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Panthenol?

Hiếm thấy các phản ứng phụ trên da khi sử dụng thuốc này. Nếu bạn gặp phải tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

5. Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Panthenol, bạn nên lưu ý những gì?

Trẻ em khi dùng thuốc phải có sự hướng dẫn từ bác sĩ. Tránh để thuốc tiếp xúc với mắt.

Không sử dụng thuốc ở người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Panthenol trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Có thể sử dụng thuốc này ở phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Lưu ý, không bôi thuốc ở vùng da tiếp xúc trực tiếp với trẻ như đầu vú, vùng bầu ngực quanh đầu vú. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

6. Tương tác thuốc

Thuốc Panthenol có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Panthenol có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Panthenol?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

7. Bảo quản

Bạn nên bảo quản thuốc Panthenol như thế nào?

Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ không quá 30ºC. Đậy nắp kín ngay sau khi sử dụng. Lưu ý, chỉ sử dụng thuốc trong vòng 2 tháng sau khi mở nắp.

8. Dạng bào chế

Thuốc Panthenol có dạng và hàm lượng như thế nào?

Thuốc Panthenol có dạng kem bôi ngoài da. Mỗi tuýp thuốc có chứa 0,5g hoạt chất D-panthenol.

Trên đây là những thông tin cơ bản của thuốc Panthenol Cảm cúm. eLib.VN không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM