Soi thanh quản trực tiếp - Những thông tin cần biết
Soi thanh quản là một thủ thuật cho phép bác sĩ quan sát thành sau họng, thanh quản và dây thanh âm bằng đèn soi thanh quản. Có hai loại soi thanh quản sử dụng các dụng cụ khác nhau. Để hiểu rõ hơn về thủ thuật này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Soi thanh quản là một thủ thuật cho phép bác sĩ quan sát thành sau họng, thanh quản và dây thanh âm bằng đèn soi thanh quản. Có hai loại soi thanh quản sử dụng các dụng cụ khác nhau.
Soi thanh quản ống mềm sử dụng ống sợi quang nhỏ, mềm với đèn và ống kính camera ở một đầu. phẫu thuật viên đưa đèn soi thanh quản qua mũi của bạn để đến thành sau họng. Mục đích của thủ thuật này là kiểm tra và đưa ra chẩn đoán.
Soi thanh quản ống cứng sử dụng ống được thiết kế đặc biệt để phẫu thuật viên có thể đưa qua miệng, sau đó luồn dụng cụ qua ống để loại bỏ những
Soi thanh quản trực tiếp cho phép bác sĩ nhìn vào họng sâu hơn. Nó có thể được tiến hành theo hai cách:
Soi thanh quản ống mềm sử dụng ống sợi quang nhỏ, mềm với đèn và ống kính camera ở một đầu. Phẫu thuật viên đưa đèn soi thanh quản qua mũi của bạn để đến thành sau họng. Mục đích của thủ thuật này là kiểm tra và đưa ra chẩn đoán. Soi thanh quản ống cứng sử dụng ống được thiết kế đặc biệt để phẫu thuật viên có thể đưa qua miệng, sau đó luồn dụng cụ qua ống để loại bỏ những chỗ tắc nghẽn ở họng. Hoặc thủ thuật này có thể được dùng để lấy mẫu mô (sinh thiết), cắt polyp (khối tăng sinh) ở dây thanh âm hoặc để thực hiện điều trị laser.
Cả thủ thuật soi thanh quản ống cứng và ống mềm đều thường được thực hiện bởi bác sĩ tai mũi họng.
Khi nào bạn nên thực hiện soi thanh quản trực tiếp?
Nhân viên y tế có thể khuyến cáo xét nghiệm này nếu bạn bị:
Hôi miệng điều trị không dứt; Vấn đề về hô hấp, kể cả thở rít; Ho mạn tính; Ho ra máu; Khó nuốt; Đau tai điều trị không dứt; Cảm giác nghẹn trong họng; Vấn đề đường hô hấp trên mạn tính ở người hút thuốc; Đau họng điều trị không dứt; Vấn đề về giọng nói kéo dài hơn 3 tuần, bao gồm khàn tiếng, giọng yếu, giọng thô ráp hay mất giọng.
Soi thanh quản trực tiếp còn có thể được dùng để:
Lấy mẫu mô ở họng để khảo sát kỹ hơn dưới kính hiển vi (sinh thiết); Loại bỏ vật gây tắc nghẽn đường dẫn khí (ví dụ, nuốt phải viên bi hay đồng xu).
Soi thanh quản ống cứng thường được khuyến cáo cho:
Trẻ em; Người dễ bị nghẹn do bất thường cấu trúc hầu họng; Người có triệu chứng bệnh lý thanh quản hay họng; Người không đáp ứng điều trị bệnh lý thanh quản.
Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
2. Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện soi thanh quản trực tiếp?
Đèn soi mềm cho thấy vùng họng tốt hơn và cho bạn cảm giác thoải mái hơn. Đèn soi cứng thường được sử dụng trong phẫu thuật.
Khi làm thủ thuật này có thể có biến chứng là sưng phù đường thở và nghẽn tắc đường thở. Trong trường hợp bạn đã có sẵn một khối u, polyp và tình trạng viêm nặng làm tắt một phần đường thở, thì khi thực hiện thủ thuật này biến chứng tắc nghẽn sẽ càng dễ xảy ra hơn.
Nếu bạn bị tắc nghẽn hoàng toàn đường thở, biến chứng này thường rất hiếm, bác sĩ sẽ phải đặt một ống thở vào cổ hoạng của bạn để giúp bạn thở
Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
3. Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện soi thanh quản trực tiếp?
Hãy nói với bác sĩ về việc họ lên kế hoạch tiến hành phẫu thuật như thế nào và bạn cần phải chuẩn bị những gì. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhịn ăn uống trong vòng tám tiếng trước thủ thuật, nếu bạn được áp dụng một số phương pháp gây mê nhất định. Nếu bạn được dùng gây mê nhẹ (loại thường có ở phòng mạch bác sĩ) thì không cần phải nhịn ăn.
Hãy đảm bảo nói với bác sĩ về các loại thuốc mà bạn đang dùng. Bạn có thể được yêu cầu ngừng dùng một số thuốc, bao gồm aspirin và một số thuốc chống đông như Plavix, trong vòng đến một tuần trước khi làm thủ thuật.
Quy trình thực hiện soi thanh quản trực tiếp như thế nào?
Soi thanh quản trực tiếp ống mềm
Bác sĩ sử dụng một đèn soi mỏng, mềm để quan sát họng của bạn. Bạn có thể được cho thuốc làm khô chất tiết mũi họng. Điều này cho phép bác sĩ thấy rõ bên trong hơn. Có thể bạn sẽ được xịt thuốc tê tại chỗ vào họng để làm mất cảm giác vùng này.
Đèn soi được đưa qua mũi và nhẹ nhàng đẩy xuống họng. Khi đèn đã đi qua họng, bác sĩ sẽ xịt thêm thuốc để giữ cho vùng họng bị tê trong suốt quá trình làm thủ thuật. Bác sĩ cũng có thể bôi hoặc xịt thuốc vào mũi để giữ cho khoang mũi được thông thoáng, giúp quan sát được đường dẫn khí của bạn tốt hơn.
Soi thanh quản trực tiếp ống cứng
Trước khi bạn được soi thanh quản ống cứng, hãy tháo bỏ tất cả trang sức, răng giả và mắt kính. Bạn sẽ đi tiểu trước khi làm thủ thuật. Bạn sẽ được cung cấp quần áo hoặc áo choàng giấy để mặc vào.
Soi thanh quản trực tiếp ống cứng được tiến hành trong phòng mổ. Bạn sẽ ngủ (gây mê) và không cảm thấy đèn soi đi xuống họng.
Bạn sẽ nằm ngửa trong lúc làm thủ thuật này. Sau khi bạn đã ngủ, đèn soi cứng sẽ được đặt vào miệng và đẩy xuống họng của bạn. Bác sĩ có thể thấy được thanh quản và dây thanh âm.
Đèn soi cứng còn có thể được dùng để lấy dị vật trong họng, lấy mẫu mô (sinh thiết), cắt polyp dây thanh âm hoặc thực hiện điều trị laser.
Kỹ thuật mất 15 đến 30 phút. Bạn có thể được cho túi nước đá để chườm lên vùng họng giúp giảm sưng.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện soi thanh quản trực tiếp?
Sau khi làm thủ thuật, bạn sẽ được điều dưỡng theo dõi trong vài giờ cho đến khi bạn tỉnh lại hoàn toàn và có thể nuốt được.
Đừng ăn uống bất kỳ thứ gì trong vòng hai giờ sau soi thanh quản hoặc cho đến khi bạn có thể nuốt được mà không bị nghẹn. Sau đó bạn có thể bắt đầu nhấp từng ít nước một. Khi bạn cảm thấy sẵn sàng, bạn có thể ăn theo chế độ ăn như bình thường.
Đừng súc miệng hoặc ho mạnh trong vài giờ sau khi làm thủ thuật.
Nếu dây thanh âm của bạn bị ảnh hưởng trong quá trình làm, hãy giữ im lặng hoàn toàn trong vòng 3 ngày.
Nếu bạn nói, hãy sử dụng âm vực bình thường và đừng nói chuyện quá lâu. Huýt sáo hoặc la hét có thể làm căng dây thanh âm khi chúng đang lành lại.
Bạn có thể bị khàn tiếng trong khoảng 3 tuần sau Soi thanh quản trực tiếp nếu được cắt bỏ mô.
Nếu bạn được cắt bỏ hạt hoặc các sang thương khác trên dây thanh, bạn có thể phải giữ im lặng hoàn toàn (không nói chuyện, huýt sáo hay tạo ra âm thanh) trong vòng đến 2 tuần.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
4. Hướng dẫn đọc kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Sau khi làm thủ thuật, bác sĩ sẽ thảo luận về kết quả và các lựa chọn điều trị hoặc giới thiệu bạn đến một bác sĩ khác. Nếu bạn được sinh thiết, kết quả sẽ có sau ba đến năm ngày.
Kết quả bình thường
Họng (thanh quản) không bị sưng, chấn thương, chít hẹp hay có dị vật. Dây thanh âm của bạn không có mô sẹo, khối tăng sinh (u) hay dấu hiệu chuyển động không đúng cách (liệt dây thanh).
Kết quả bất thường
Thanh quản bạn bị viêm, chấn thương, chít hẹp, có u hoặc dị vật. Dây thanh âm của bạn bị sẹo hoặc có dấu hiệu của liệt.
Các kết quả bất thường có thể do:
Trào ngược dịch vị (GERD), có thể gây sưng đỏ dây thanh âm; Ung thư hầu họng hoặc thanh quản; Hạt dây thanh âm; Polyp (u lành tính) thanh quản; Viêm họng; Mỏng lớp cơ và mô thanh quản (bệnh thanh quản tuổi già).
Trên đây là một số thông tin liên quan đến soi thanh quản trực tiếp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh ho khan - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bạch hầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chấn thương thanh quản - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp thanh quản - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ho cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ho gà - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Triệu chứng ho khan - Nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị
- doc Triệu chứng ho - Nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị
- doc Bệnh ho mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh áp-xe quanh amidan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm VA mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm VA - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm thanh thiệt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm thanh quản hầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm thanh quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mùi cá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau họng mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Liệt dây thanh quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm họng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm bạch huyết vòm họng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm amidan mãn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm amidan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư vòm họng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ngứa họng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư thanh quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư hạ hầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư biểu mô mũi họng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm họng do virus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm họng cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nốt sần và polyp dây thanh quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm giáp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nấm họng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nang giáp lưỡi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư amidan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u tuyến giáp lành tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh phì đại amidan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn tuyến giáp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy tuyến cận giáp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị