Bệnh viêm thanh quản hầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm thanh quản hầu là bệnh lý phổ biến mà hầu như lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải. Bệnh xảy ra thường xuyên, nhất là vào mùa cảm cúm hoặc cảm lạnh. Việc nhận biết và hiểu được các phương pháp điều trị là điều vô cùng bổ ích cho chính bản thân bạn và mọi người xung quanh. Mời bạn tham khảo bài viết sau để biết thêm về bệnh viêm thanh quản hầu.

Bệnh viêm thanh quản hầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Viêm thanh quản hầu là một bệnh lý đường hô hấp trên. Bệnh cùng lúc gây viêm ở vùng thanh quản (viêm thanh quản) và ở vùng họng (viêm họng).

Cả hai tình trạng trên đều có nguyên nhân do virus và rất thường xảy ra cùng lúc.

2. Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng viêm thanh quản

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm thanh quản bao gồm:

 Khàn tiếng  Mất giọng hoặc giọng thì thào  Cảm giác ngứa và rát ở cổ họng  Đau họng  Khô cổ họng  Ho khan.

Triệu chứng viêm họng

Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2–5 ngày. Các triệu chứng đi kèm với viêm họng thay đổi tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Ngoài đau, khô hoặc ngứa họng, cảm lạnh hoặc cảm cúm có thể gây ra:

 Xổ mũi  Chảy nước mũi  Đau đầu  Ho  Mệt mỏi  Đau nhức cơ  Ớt lạnh  Sốt (sốt nhẹ với cảm lạnh và sốt cao với cảm cúm).

Ngoài đau họng, các triệu chứng của chứng tăng bạch cầu đơn nhân (một dạng nhiễm virus gây viêm họng) bao gồm:

 Sưng hạch bạch huyết  Mệt mỏi nhiều  Sốt  Đau cơ  Bứt rứt khó chịu  Mất cảm giác ngon miệng  Phát ban.

Một loại viêm họng khác là nhiễm strep có thể gây ra:

 Khó nuốt  Cổ họng đỏ có viền màu trắng hoặc xám  Sưng hạch bạch huyết  Sốt  Ớt lạnh  Mất cảm giác ngon miệng  Buồn nôn  Nhạt miệng hay mất vị giác  Bứt rứt khó chịu.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào liệt kê ở trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Cơ địa mỗi người khác nhau. Tốt nhất bạn nên thảo luận với bác sĩ để biết điều gì là tốt nhất cho chính bạn.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Viêm thanh quản cấp tính

Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản là tạm thời và cải thiện sau khi nguyên nhân cơ bản được giải quyết. Các nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp bao gồm:

 Nhiễm siêu vi tương tự với những nguyên nhân gây cảm lạnh.  La hét hay nói quá nhiều.  Các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như bạch hầu, mặc dù bệnh này hiếm.

Viêm thanh quản mạn tính

Viêm thanh quản kéo dài hơn ba tuần được gọi là viêm thanh quản mạn tính. Loại viêm thanh quản này thường do tiếp xúc với chất kích thích theo thời gian. Viêm thanh quản mạn có thể gây ra căng dây thanh âm và chấn thương hoặc sự tăng trưởng bất thường trên dây thanh (bướu hoặc polyp). Những tổn thương này có thể là do:

Hít phải các chất kích thích như chất hóa học, chất gây dị ứng hoặc khói thuốc thuốc lá Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản  Viêm xoang mạn tính  Uống rượu quá nhiều  La hét hoặc nói quá nhiều  Hút thuốc lá.

Các nguyên nhân ít gặp hơn gây viêm thanh quản mạn tính gồm:

 Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nhiễm nấm  Nhiễm trùng do ký sinh trùng nhất định

Các nguyên nhân khác của chứng khàn tiếng mạn tính bao gồm:

Ung thư Sốt dây thần kinh, có thể là kết quả của chấn thương, đột quỵ, khối u phổi hoặc một số tình trạng sức khỏe khác.  Rung dây thanh âm ở tuổi già.

Nguyên nhân gây viêm họng

Các nguyên nhân gây viêm họng như:

Virus sởi Adenovirus, là một trong những nguyên nhân gây cảm lạnh thông thường Virus thủy đậu Chứng viêm tắc thanh quản  Ho gà  Các vi khuẩn nhóm liên cầu.

Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau họng. Viêm họng thường gặp nhất do các bệnh nhiễm trùng do virus như cảm lạnh, cảm cúm hoặc chứng tăng bạch cầu đơn nhân. Bệnh nhiễm virus không đáp ứng với điều trị kháng sinh và việc điều trị chỉ cần thiết để giúp làm giảm các triệu chứng.

Nguyên nhân ít gặp hơn là do vi khuẩn. Nhiễm trùng do vi khuẩn đòi hỏi phải điều trị bằng kháng sinh. Vi khuẩn phổ biến nhất gây nhiễm trùng vùng họng là Streptococcus nhóm A. Các nguyên nhân hiếm gặp hơn gồm bệnh lậu, nhiễm Chlamydia hoặc Corynebacterium.

Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh hoặc cảm cúm có thể làm tăng nguy cơ gây viêm họng.

4. Nguy cơ mắc phải

Viêm thanh quản hầu là bệnh lý phổ biến, thường ảnh hưởng nhiều hơn ở nữ giới so với nam giới. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Viêm thanh quản hầu có thể được quản lý bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin .

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm thanh quản hầu?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm thanh quản bao gồm:

Đang mắc nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, viêm phế quản hoặc viêm xoang. Tiếp xúc với các chất gây kích thích như khói thuốc lá, uống quá nhiều chất cồn, tình trạng axit dạ dày hoặc làm việc ở những khu vực có hóa chất.  Nói quá to, hét hoặc hát lâu.

Các yếu tố nguy cơ gây viêm họng bao gồm:

 Đang trong mùa lạnh hoặc mùa dễ bị cảm cúm  Tiếp xúc với những người bị đau họng hoặc cảm lạnh  Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc gián tiếp  Nhiễm trùng xoang thường xuyên  Bệnh dị ứng  Đến những nơi đông đúc.

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm thanh quản hầu?

Viêm thanh quản

Dấu hiệu phổ biến nhất của viêm thanh quản là khàn tiếng. Những thay đổi của giọng nói có thể khác nhau tùy theo mức độ nhiễm trùng hoặc vị trí kích thích, từ khàn tiếng nhẹ đến gần như tắt tiếng. Nếu bệnh nhân bị khàn tiếng mạn tính, bác sĩ có thể muốn nghe giọng nói và kiểm tra dây thanh âm.

Những kỹ thuật sau đây đôi khi được sử dụng để giúp chẩn đoán viêm thanh quản:

Nội soi thanh quản. Sinh thiết.

Viêm họng

Khám sức khỏe

Nếu bạn đang gặp các triệu chứng của viêm họng, bác sĩ sẽ nhìn vào cổ họng để kiểm tra xem có vết loét trắng, xám, sưng và đỏ hay không. Bác sĩ cũng có thể nhìn vào vùng mũi và tai cũng như kiểm tra các hạch bạch huyết vùng cổ hai bên xem có bị sưng hay không.

Phết họng

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm họng do strep thì sẽ đề nghị bạn làm phết họng – sử dụng tăm bông để lấy một mẫu dịch tiết từ cổ họng. Hầu hết các bác sĩ đều có thể thực hiện xét nghiệm strep nhanh ở phòng khám. Xét nghiệm này sẽ cho kết quả trong vòng vài phút.

Xét nghiệm máu

Nếu bác sĩ nghi ngờ viêm họng do nguyên nhân khác sẽ đề nghị lấy máu. Xét nghiệm này có thể xác định xem bệnh nhân có mắc chứng tăng bạch cầu đơn nhân hay không. Có thể làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (CBC) để xác định xem bệnh nhân có bệnh nào khác không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm thanh quản hầu?

Viêm thanh quản

Viêm họng cấp tính thường tiến triển tốt hơn trong vòng một tuần. Các biện pháp tự chăm sóc cũng có thể giúp cải thiện nhiều triệu chứng.

Các phương pháp điều trị viêm thanh quản mạn tính nhằm mục đích điều trị các nguyên nhân cơ bản như chứng ợ nóng, hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu quá mức.

Các loại thuốc được sử dụng trong một số trường hợp bao gồm:

 Thuốc kháng sinh. Trong hầu hết các trường hợp viêm thanh quản, kháng sinh sẽ không hiệu quả tốt vì nguyên nhân thường là do virus. Tuy nhiên, nếu bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng kháng sinh. Corticosteroid. Thuốc này có thể giúp làm giảm tình trạng viêm ở dây thanh quản, song chỉ áp dụng để điều trị viêm thanh quản nhanh, ví dụ như khi bạn cần sử dụng giọng nói của mình để hát, phát biểu,  trình bày.

Viêm họng

Đối với các trường hợp viêm họng, bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC), amoxicillin và penicillin là những phương pháp điều trị phổ biến nhất cho viêm họng do strep. Điều quan trọng là bệnh nhân phải tuân thủ toàn bộ lộ trình điều trị kháng sinh để ngăn ngừa sự tái nhiễm trùng hoặc làm bệnh xấu đi. Toàn bộ liệu trình của các kháng sinh này thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Viêm thanh quản

Một số phương pháp tự chăm sóc và điều trị tại nhà có thể làm giảm các triệu chứng của viêm thanh quản và giảm áp lực lên giọng nói của bạn:

Sử dụng máy làm ẩm để giữ cho không khí trong nhà hoặc văn phòng được ẩm ướt. Tránh nói chuyện hoặc hát quá lớn hay quá lâu. Nếu bạn cần nói chuyện trước các nhóm lớn, hãy thử sử dụng micrô. Uống nhiều nước để tránh mất nước (tránh uống rượu và caffeine). Làm ẩm cổ họng. Thử dùng viên ngậm, súc miệng bằng muối hoặc nhai một miếng kẹo cao su. Tránh các thuốc thông mũi. Những loại thuốc này có thể làm khô cổ họng. Tránh nói thì thầm.

Viêm họng

Nếu virus gây bệnh viêm họng, việc chăm sóc tại nhà có thể giúp làm giảm các triệu chứng như:

 Uống nhiều nước để tránh mất nước  Uống nước ấm  Súc miệng với nước muối ấm (1 muỗng cà phê muối pha với khoảng 250ml nước)  Sử dụng máy làm ẩm  Nghỉ ngơi cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.

Để giảm đau và sốt, hãy dùng thuốc không kê toa như acetaminophen (Tylenol®) hoặc ibuprofen (Advil®). Dùng kẹo ngậm cũng có thể hữu ích trong việc làm dịu cơn đau, rát ở cổ họng.

Giải pháp thay thế đôi khi được sử dụng để điều trị viêm họng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chúng để tránh tương tác thuốc hoặc các biến chứng về sức khỏe khác. Một số loại thảo mộc được sử dụng phổ biến nhất bao gồm:

 Kim ngân hoa  Cam thảo  Rễ thục quỳ  Cây xô thơm  Cây du trơn

Viêm thanh quản hầu là bệnh lý rất thường gặp. Việc phòng tránh và điều trị bệnh cũng hết sức đơn giản bằng cách hiểu rõ và tránh các yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, khi mắc bệnh, bạn hãy nhớ rằng viêm thanh quản hầu đa phần có nguyên nhân là do virus, nên việc điều trị bằng kháng sinh phải có chỉ định của bác sĩ, rất nhiều trường hợp thiếu kiến thức mà tự điều trị kháng sinh sẽ gây ra tình trạng kháng kháng sinh hay còn gọi là lờn thuốc – dẫn tới khó khăn trong điều trị những bệnh khác.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh viêm thanh quản hầu, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:06/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM