Dapagliflozin - Kiểm soát lượng đường

Tìm hiểu về thuốc Dapagliflozin trên eLib.vn sẽ cho bạn biết về công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, tương tác và những điều cần thận trọng khác. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích dành cho mọi người.

Dapagliflozin -  Kiểm soát lượng đường

1. Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc dapagliflozin là gì?

Thuốc dapagliflozin được dùng kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục thích hợp để kiểm soát lượng đường cao trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Kiểm soát lượng đường trong máu giúp ngăn ngừa tổn thương thận, mù lòa, các vấn đề thần kinh, biến chứng trên chi và các vấn đề chức năng tình dục. Kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường cũng có thể làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Thuốc dapagliflozin hoạt động bằng cách tăng việc loại bỏ đường qua thận.

Bạn nên dùng thuốc dapagliflozin như thế nào?

Bạn nên dùng thuốc với thức ăn hoặc không theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường mỗi ngày một lần vào buổi sáng. Liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và khả năng đáp ứng với điều trị.

Bạn nên dùng thuốc này thường xuyên để thấy rõ tác dụng từ thuốc, cũng như uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày để tránh quên liều dùng.

Báo cho bác sĩ nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc xấu đi (chẳng hạn như nếu lượng đường trong máu của bạn vẫn ở mức cao hoặc tăng lên).

Bạn nên bảo quản thuốc dapagliflozin như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

2. Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc

Liều dùng thuốc dapagliflozin cho người lớn như thế nào?

Liều dùng người lớn thông thường cho bệnh tiểu đường tuýp 2:

Liều khởi đầu: dùng 5 mg uống mỗi ngày một lần.

Liều tối đa: có thể tăng đến 10 mg uống mỗi ngày một lần ở những bệnh nhân đáp ứng điều trị bằng 5 mg và đòi hỏi phải kiểm soát đường huyết.

Liều dùng thuốc cho trẻ em là gì?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Thuốc dapagliflozin có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc dapagliflozin có dạng và hàm lượng sau: viên uống: 5mg, 10mg.

3. Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc dapagliflozin?

Tất cả các loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, nhưng nhiều người không có hoặc ít. Kiểm tra với bác sĩ nếu vẫn có những tác dụng phụ thường gặp nhất hoặc trở nên khó chịu như:

Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; đau họng.

Điều trị ngay lập tức nếu có những tác dụng phụ nặng xảy ra:

Các phản ứng dị ứng nặng (phát ban, nổi mề đay; ngứa, khó thở hoặc nuốt; tức ngực; sưng miệng, mặt, môi, cổ họng hoặc lưỡi; khản giọng không rõ nguyên nhân) Ngất xỉu Nhịp tim nhanh hoặc không đều Đi tiểu nhiều Yếu cơ Chảy dịch ở dương vật, mẩn đỏ, phát ban, ngứa, đau, hoặc sưng Nhức đầu dữ dội hoặc dai dẳng, chóng mặt hoặc choáng váng Cảm thấy lờ đờ Có triệu chứng của hạ đường huyết quá mức (ví dụ như lú lẫn, tăng tiết mồ hôi, suy nhược, run, chóng mặt, ngất xỉu, buồn ngủ, nhức đầu, khó chịu, ớn lạnh, tim đập nhanh, thay đổi thị lực, mau đói) Có triệu chứng của các vấn đề về thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu (ví dụ như có máu trong nước tiểu, thay đổi lượng nước tiểu sản xuất, tiểu tiện khó khăn hoặc đau đớn, đau bất thường hoặc dai dẳng từ giữa đến thắt lưng, sưng không rõ nguyên nhân) Mệt mỏi hoặc yếu bất thường Âm hộ chảy dịch, ngứa hoặc có mùi Khô miệng hoặc mắt.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

4. Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc dapagliflozin, bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng thuốc dapagliflozin, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

Nói với bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với thuốc dapagliflozin, bất kỳ loại thuốc nào khác hoặc bất kỳ thành phần trong viên thuốc dapagliflozin. Hỏi dược sĩ hoặc kiểm tra hướng dẫn thuốc về danh sách các thành phần. Báo với bác sĩ và dược sĩ những loại thuốc, vitamin, các thực phẩm chức năng kê đơn và không kê đơn và các sản phẩm thảo dược bạn đang dùng hoặc dự định sẽ dùng. Hãy chắc chắn đề cập đến các thuốc lợi tiểu và bất kỳ loại thuốc cho tăng huyết áp. Nói với bác sĩ nếu bạn đang chạy thận và nếu đang hoặc từng có bệnh thận. Bác sĩ có thể bảo bạn không dùng thuốc dapagliflozin. Nói với bác sĩ nếu bạn đang có chế độ ăn ít muối hay đang hoặc đã từng có huyết áp thấp, ung thư bàng quang hoặc nhiễm trùng nấm men ở vùng sinh dục. Nếu là nam, cho bác sĩ biết nếu bạn chưa bao giờ được cắt bao quy đầu. Nói với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai trong khi dùng thuốc dapagliflozin, báo cho bác sĩ ngay. Nếu bạn đang có phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, nói bác sĩ hoặc nha sĩ rằng bạn đang dùng thuốc này. Rượu có thể gây thay đổi lượng đường trong máu. Hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng an toàn các loại đồ uống có cồn trong khi bạn đang dùng thuốc. Bạn nên biết thuốc dapagliflozin có thể gây chóng mặt, choáng váng và ngất xỉu khi đứng lên quá nhanh từ vị trí nằm. Nếu bạn gặp những vấn đề này, hãy gọi cho bác sĩ. Đây là vấn đề phổ biến khi lần đầu dùng thuốc dapagliflozin. Để tránh vấn đề này, bạn nên ra khỏi giường từ từ, thả lỏng đôi chân trên sàn nhà một vài phút trước khi đứng dậy. Hỏi ý kiến bác sĩ phải làm gì nếu bạn bị bệnh, nhiễm trùng hoặc sốt tăng, trải qua căng thẳng bất thường hoặc bị thương. Những điều kiện này có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và lượng thuốc dapagliflozin bạn có thể cần.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

A = Không có nguy cơ B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu C = Có thể có nguy cơ D = Có bằng chứng về nguy cơ X = Chống chỉ định N = Vẫn chưa biết.

5. Tương tác thuốc

Thuốc dapagliflozin có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Insulin hoặc thuốc trị đái tháo đường dùng đường uống khác (ví dụ như repaglinide, glipizide) vì nguy cơ hạ đường huyết quá mức có thể tăng Thuốc lợi tiểu (ví dụ như furosemide, hydrochlorothiazide, spironolactone) vì nguy cơ huyết áp thấp có thể tăng.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới thuốc dapagliflozin không?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc này?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

Ung thư bàng quang hoặc có tiền sử bệnh Rối loạn lipid máu (chất béo cao hoặc cholesterol trong máu) Nhiễm nấm sinh dục (ví dụ như balanitis, vahad) hoặc có tiền sử bệnh Hạ huyết áp Bệnh thận – sử dụng một cách thận trọng vì thuốc có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn Sự mất nước – tăng nguy cơ hạ huyết áp Nhiễm axit do bệnh tiểu đường (ceton cao và axit trong máu) Bệnh thận nghiêm trọng Bệnh nhân chạy thận Bệnh tiểu đường tuýp 1 – không được sử dụng cho những bệnh nhân ở tình trạng này.

6. Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để có kết quả tốt nhất các bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng 

Ngày:23/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM