Thuốc Sotinin - Điều trị bệnh sỏi và viêm đường tiết niệu

Thuốc Sotinin có tác dụng chống viêm, bài sỏi, lợi tiểu, giãn cơ nên được dùng điều trị bệnh sỏi và viêm đường tiết niệu. Mời bạn cùng eLib.VN tìm hiểu rõ hơn về thuốc qua bài viết dưới đây. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích cho mọi người.

Thuốc Sotinin - Điều trị bệnh sỏi và viêm đường tiết niệu

Hoạt chất: Cao khô Sotinin bao gồm các dược liệu bạch truật, bạch linh, trư linh, trạch tả, kim tiền thảo, quế chi, kê nội kim, cối xay

Tên biệt dược: Sotinin

1. Tác dụng 

Tác dụng của thuốc Sotinin là gì?

Thuốc Sotinin có tác dụng chống viêm, bài sỏi, lợi tiểu, giãn cơ trên thực nghiệm, được chỉ định phòng và điều trị bệnh:

Bệnh sỏi đường tiết niệu: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang Bệnh viêm đường tiết niệu: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu

2. Liều dùng 

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Sotinin cho người lớn như thế nào?

Để tống sỏi ra ngoài: uống 7 viên/lần, 3 lần/ngày. Để điều trị viêm: uống 5 viên/lần, 3 lần/ngày Để phòng bệnh sỏi tiết niệu: uống 5 viên/lần, 2 lần/ngày

Liều dùng thuốc Sotinin cho trẻ em như thế nào?

Chưa có liều khuyến cáo cho trẻ em.

3. Cách dùng thuốc 

Bạn nên dùng thuốc Sotinin như thế nào?

Bạn nên uống thuốc với nhiều nước và uống trước bữa ăn. Nếu có thắc mắc về cách dùng thuốc, bạn có thể hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

4. Tác dụng phụ 

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Sotinin?

Chưa có báo cáo về tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc Sotinin. Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ.

5. Thận trọng/Cảnh báo 

Khi dùng thuốc Sotinin, bạn nên lưu ý những gì?

Không sử dụng thuốc cho những đối tượng sau:

Phụ nữ có thai và cho con bú Người bệnh đái tháo nhạt, tiểu đường

Lưu ý, bạn không sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng ghi trên nhãn, không dùng thuốc khi bị biến đổi màu.

6. Tương tác thuốc

Thuốc Sotinin có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Sotinin có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc Sotinin có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Sotinin?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

7. Bảo quản thuốc 

Bạn nên bảo quản thuốc Sotinin như thế nào?

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30ºC.

8. Dạng bào chế 

Thuốc Sotinin có dạng và hàm lượng như thế nào?

Thuốc Sotinin được bào chế dưới dạng bao đường. Trong mỗi viên có chứa 200mg cao khô sotinin, tương đương với 2,82g dược liệu gồm:

Bạch truật………..282mg Bạch linh…………282mg Trư linh……………282mg Trạch tả…………..282mg Kim tiền thảo……376mg Quế chi……………94mg Kê nội kim……….282mg Cối xay……………940mg

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Sotinin. Các bạn có thể tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về thuốc. Nhưng lời khuyên cho các bạn nên nghe lời tư vấn của bác sĩ để sử dụng thuốc một cách an toàn nhất.

Ngày:13/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM