Thuốc Streptozocin - Điều trị ung thư
Streptozocin là một loại thuốc trị ung thư gây cản trở sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư trong cơ thể. Streptozocin được sử dụng để điều trị bệnh ung thư tuyến tụy. Mời bạn cùng eLib.VN tìm hiểu rõ hơn về thuốc qua bài viết dưới đây. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích cho mọi người.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Tác dụng của thuốc streptozocin là gì?
Streptozocin là một loại thuốc trị ung thư gây cản trở sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư trong cơ thể. Streptozocin được sử dụng để điều trị bệnh ung thư tuyến tụy.
Ngoài ra, streptozocin cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác không được liệt kê trong bảng hướng dẫn sử dụng thuốc này.
Bạn nên dùng thuốc streptozocin như thế nào?
Streptozocin được tiêm vào tĩnh mạch thông qua một ống tiêm tĩnh mạch. Nhân viên y tế sẽ tiêm thuốc cho bạn.
Streptozocin có thể làm giảm lượng tế bào máu giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng và giúp làm đông máu. Bạn sẽ cần phải xét nghiệm máu thường xuyên. Việc điều trị bệnh ung thư có thể bị trì hoãn do kết quả xét nghiệm máu.
Bạn nên bảo quản thuốc streptozocin như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc streptozocin cho người lớn như thế nào?
Truyền tĩnh mạch 500 mg/m2 bằng phương pháp tiêm nhanh hoặc truyền dịch kéo dài/chậm một lần mỗi ngày trong vòng 5 ngày liên tiếp sau mỗi 6 tuần cho đến khi đạt được hiệu quả tối đa hoặc mức giới hạn độc tính điều trị của thuốc. Bạn cũng không nên tăng liều lượng thuốc khi áp dụng chế độ điều trị này.
Ngoài ra, bạn có thể truyền tĩnh mạch 1000 mg/m2 bằng phương pháp tiêm nhanh hoặc thực hiện việc truyền dịch kéo dài/chậm hàng tuần trong vòng 2 tuần đầu tiên. Sau đó, bạn có thể tăng liều lượng thuốc không được vượt quá liều đơn là 1500 mg/m2 dịch truyền tĩnh mạch ở những bệnh nhân không có đáp ứng điều trị và không bị nhiễm độc tính nặng ở những đợt điều trị trước đó.
Liều dùng thuốc streptozocin cho trẻ em như thế nào?
Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.
Thuốc streptozocin có những dạng và hàm lượng nào?
Thuốc streptozocin có dạng và hàm lượng là: thuốc bột pha tiêm 1 g.
3. Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc streptozocin?
Nếu bạn gặp phải bất kỳ các tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây từ streptozocin, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức hoặc đi cấp cứu:
Phản ứng dị ứng (phát ban; khó thở; nghẹn cổ họng; sưng phù ở mặt, môi, lưỡi); Tổn thương thận (ít nước tiểu hoặc vô niệu, có máu trong nước tiểu); Các vấn đề về gan (thay đổi trong kết quả xét nghiệm máu, đau bụng, vàng da hoặc mắt, biếng ăn, buồn nôn); Suy giảm chức năng tủy xương và các vấn đề về máu (chứng mệt mỏi ở mức độ nặng; dễ thâm tím hoặc chảy máu; phân có màu đen, có máu hoặc giống như hắc ín; hoặc sốt, ớn lạnh hoặc có các dấu hiệu nhiễm trùng); Buồn nôn nặng, nôn mửa, biếng ăn hoặc tiêu chảy; Trong một số trường hợp, bệnh ung thư thứ phát có thể xuất hiện trong và sau quá trình điều trị bằng thuốc streptozocin. Thông báo với bác sĩ về các lợi ích và nguy cơ của việc sử dụng thuốc này.
Mặt khác, các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có nhiều khả năng xuất hiện hơn. Tiếp tục dùng streptozocin và thông báo với bác sĩ nếu bạn mắc phải:
Buồn nôn nhẹ, nôn mửa, biếng ăn, hoặc tiêu chảy; Buồn ngủ; Lú lẫn; Trầm cảm; Sưng phù, mẫn đỏ, nóng rát, hoặc nhạy cảm đau ở nơi tiêm thuốc.
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
4. Thận trọng trước khi dùng
Trước khi dùng thuốc streptozocin bạn nên biết những gì?
Khi quyết định sử dụng thuốc, bạn và bác sĩ cần thảo luận để cân nhắc nguy cơ và lợi ích thuốc mang lại. Đối với thuốc này, bạn cần xem xét những điều sau đây:
Dị ứng
Thông báo với bác sĩ nếu bạn đã từng mắc phải bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng nào đối với thuốc này hoặc bất kỳ các loại thuốc nào khác. Hơn nữa, thông báo với bác sĩ nếu bạn mắc phải bất kỳ các dạng dị ứng nào khác, như dị ứng với thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hoặc với động vật. Đối với các sản phẩm thuốc không kê toa, hãy đọc kỹ các thành phần trên nhãn thuốc hoặc trên bao bì sản phẩm.
Trẻ em
Hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể nào về việc sử dụng streptozocin ở trẻ em so với việc dùng streptozocin ở các lứa tuổi khác.
Người cao tuổi
Nhiều loại thuốc hiện vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể trên người lớn tuổi. Vì thế, không thể biết được rằng các loại thuốc này có tác dụng ở người lớn tuổi giống như có tác dụng ở người trẻ hay không hoặc chúng có gây ra các tác dụng phụ hoặc vấn đề khác ở người già hay không. Hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể nào về việc sử dụng streptozocin ở người lớn tuổi so với việc dùng streptozocin ở các lứa tuổi khác.
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc D đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:
A = Không có nguy cơ; B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu; C = Có thể có nguy cơ; D = Có bằng chứng về nguy cơ; X = Chống chỉ định; N = Vẫn chưa biết.
5. Tương tác thuốc
Thuốc streptozocin có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Không khuyến khích bạn sử dụng thuốc này với các loại thuốc sau. Bác sĩ có thể quyết định không điều trị bằng thuốc này, hoặc thay đổi một vài loại thuốc mà bạn được chỉ định.
Vắc xin virus rota, sống.
Sử dụng thuốc này với các loại thuốc sau không được đề nghị, nhưng đôi khi có thể sử dụng trong vài trường hợp. Nếu cả 2 loại thuốc được kê đơn cùng nhau, bác sĩ có thể hiệu chỉnh liều và khoảng cách liều của cả 2 thuốc.
Vắc xin virus Adeno loại 4, sống; Vắc xin virus Adeno loại 7, sống; Vắc xin ngừa bệnh lao Bacillus of Calmette and Guerin, sống; Vắc xin virus cúm, sống; Vắc xin virus sởi, sống; Vắc xin virus quai bị, sống; Vắc xin virus Rubella, sống; Vắc xin phòng bệnh đậu mùa; Vắc xin phòng bệnh thương hàn; Vắc xin virus Varicella; Vắc xin phòng bệnh sốt vàng.
Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc streptozocin không?
Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc streptozocin?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
Bệnh thủy đậu (bao gồm việc tiếp xúc gần đây); Bệnh zona – nguy cơ mắc chứng bệnh nghiêm trọng có ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể; Bệnh tiểu đường tuýp 2 – dùng thuốc này có thể bệnh trở nặng hơn; Bệnh nhiễm trùng – streptozocin có thể làm suy giảm khả năng kháng khuẩn của cơ thể; Bệnh thận; Bệnh gan – ảnh hưởng của thuốc streptozocin có thể tăng lên do quá trình đào thải của thuốc ra khỏi cơ thể diễn ra chậm hơn.
6. Trường hợp khẩn cấp/quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Bạn nên làm gì nếu quên một lieu?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quá liều khó có thể xảy ra.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Streptozocin. Các bạn có thể tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về thuốc. Nhưng lời khuyên cho các bạn nên nghe lời tư vấn của bác sĩ để sử dụng thuốc một cách an toàn nhất.
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Swecon® - Điều trị khó tiêu
- doc Thuốc Stugeron® Richter - Điều trị rối loạn tiền đình
- doc Thuốc Strontinum ranelate (Protelos®) - Điều trị đau xương do ung thư xương, đau răng
- doc Thuốc Stresam® - Điều trị căng thẳng thần kinh
- doc Thuốc Streptomycin - Điều trị bệnh lao và một số bệnh nhiễm trùng
- doc Thuốc Streptokinase - Làm tiêu cục máu đông
- doc Thuốc Strepsils® - Trị đau họng, giảm triệu chứng của nhiễm trùng miệng và họng
- doc Thuốc Strepsils Warm®, Strepsils Cool® - Dùng kháng khuẩn, trị đau họng
- doc Thuốc Stonebye - Giúp lợi tiểu, tăng đào thải sỏi
- doc Thuốc Stimol® - Thực phẩm bổ trợ chức năng
- doc Thuốc Statripsine - Điều trị phù nề sau chấn thương
- doc Thuốc Sevorane® - Thuốc gây mê
- doc Thuốc Sevoflurane - Hoạt chất gây mê
- doc Thuốc Sevelamer hydrochloride - Điều trị bệnh thân
- doc Thuốc Sertraline - Điều trị trầm cảm
- doc Thuốc Sertaconazole - Điều trị nấm chân
- doc Thuốc Serrapeptase - Điều trị đau lưng, viêm xương khớp
- doc Thuốc Sermorelin acetate - Điều trị thiếu hụt hormone tăng trưởng
- doc Thuốc Serevent® Diskus - Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- doc Thuốc Septrin® - Điều trị và dự phòng viêm phổi nhiễm trùng
- doc Thuốc Seosaft - Điều trị viêm phổi, giãn phế quản bội nhiễm
- doc Thuốc Sensodyne® - Bảo vệ khỏi sâu răng, tiêu diệt vi trùng gây hôi miệng và mảng bám
- doc Thuốc Sensa Cools - Giúp thanh lọc và giải nhiệt cơ thể
- doc Thuốc Senna - Điều trị táo bón
- doc Thuốc Selsun® Gold/Selsun® Suspension - Điều trị gàu và một số bệnh nhiễm trùng da đầu
- doc Thuốc Selsun Gold® - Điều trị gàu viêm da tiết nhiều bã nhờn
- doc Thuốc Selsun - Giúp làm sạch vảy nấm và ngứa da đầu, ngăn ngừa gàu
- doc Thuốc Selenium sulfide - Điều trị gàu và nhiễm trùng da đầu
- doc Thuốc Stilux - Điều trị tăng huyết áp, chữa hen, nấc
- doc Thuốc Stilnox® - Điều trị bệnh khó ngủ hoặc mất ngủ
- doc Thuốc Sterogyl® - Phòng ngừa hoặc điều trị thiếu hụt vitamin D
- doc Thuốc Sterimar - Giúp thông mũi, kháng viêm
- doc Thuốc Stemetil® - Điều trị buồn nôn và nôn, bệnh tâm thần phân liệt
- doc Thuốc Stavudine - Giúp kiểm soát việc lây nhiễm HIV
- doc Thuốc Star Benko® - Điều trị nhiễm trùng miệng và họng
- doc Thuốc Stadeltine® - Điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng
- doc Thuốc Squalene - Điều trị ung thư, các bệnh về da, bệnh hô hấp
- doc Thuốc Selazn - Phòng và điều trị bệnh thiếu vitamin C
- doc Thuốc Secnidazole - Điều trị nhiễm trùng âm đạo
- doc Thuốc Sebium® - Điều trị và làm sạch mụn
- doc Thuốc Scot-Tussin® - Làm dịu cơn ho khan do kích ứng cổ họng và phế quản
- doc Thuốc Scopolamine - Chống co thắt, giảm buồn nôn, chóng mặt so say tàu xe
- doc Thuốc Scanneuron - Dùng điều hướng thần kinh, bệnh zona
- doc Thuốc Saxagliptin - Kiểm soát lượng đường cao trong máu
- doc Sắt sulfat - Điều trị thiếu máu do thiếu sắt
- doc Sắt proteinsuccinylate - Điều trị bệnh thiếu máu mạn tính do thiếu sắt
- doc Sắt polymaltose - Điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt
- doc Sắt gluconate - Điều trị thiếu máu do thiếu sắt
- doc Sắt fumarat + Axit folic - Điều trị thiếu sắt
- doc Sắt dextran - Điều trị thiếu sắt trong máu
- doc Sắt citrate - Dùng để làm giảm nồng độ phosphat trong máu
- doc Thuốc Sắt acetyltransferrin - Điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt
- doc Thuốc Sắt - Điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng thiếu chất sắt trong máu
- doc Thuốc Sarilumab - Điều trị viêm khớp dạng thấp
- doc Thuốc Sargramostim - Sử dụng để giúp cơ thể sản xuất nhiều bạch cầu hơn
- doc Thuốc Saquinavir - Điều trị HIV
- doc Thuốc Sansvigyl® - Điều trị nhiễm trùng răng miệng cấp, mạn tính
- doc Thuốc Sanlein 0.1 - Điều trị rối loạn biểu mô kết – giác mạc
- doc Thuốc Sangobion® - Phòng ngừa và điều trị thiếu máu
- doc Thuốc Sandostatin® - Điều trị tiêu chảy nặng
- doc Thuốc Sancoba® - Cải thiện chứng mỏi mắt
- doc Thuốc Sâm Angela - Giúp phụ nữ duy trì tốt sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý
- doc Thuốc Sâm Alipas - Gia tăng khả năng sinh lý và sức khỏe toàn thân
- doc Thuốc Salsalate - Giảm đau, sưng, cứng và viêm khớp
- doc Thuốc Salostad® Gel - Giảm đau tại chỗ, đau cơ, đau khớp
- doc Thuốc Salonsip - Giảm đau và kháng viêm
- doc Thuốc Salonpas® - Cao dán giảm đau
- doc Thuốc Salmeterol + Fluticasone - Ngăn ngừa bệnh hen suyễn
- doc Thuốc Salmeterol + Fluticasone - Dùng để kiểm soát triệu chứng thở khò khè
- doc Thuốc Salmeterol - Điều tri bệnh hen suyễn, bệnh phổi mãn tính
- doc Thuốc Salicylamide - Điều trị sốt và các cơn đau
- doc Thuốc Salbutamol - Điều trị bệnh hen suyễn, viêm phế quản mạn tính
- doc Thuốc Safyral - Ngừa thai
- doc Thuốc SAFOLI -Đều trị tình trạng thiếu sắt và axit folic trong thời kỳ mang thai
- doc Thuốc Safinamide - Điều trị bệnh Parkinson
- doc Thuốc SAFERON® - Điều trị thiếu sắt
- doc Thuốc Sadetabs® - Điều trị bệnh viêm nhiễm do nhiễm amip trong và ngoài ruột
- doc Thuốc Sacubitril + valsartan - Điều trị một số loại suy tim nhất định
- doc Thuốc Skenan LP® - Điều trị kéo dài cơn đau
- doc Thuốc Selenium - Điều trị hoặc ngăn ngừa thiếu hụt selenium
- doc Thuốc Selenace® - Tăng sức đề kháng, điều trị rối loạn tuần hoàn
- doc Thuốc Selemone - Điều trị các rối loạn chức năng não
- doc Thuốc Selegiline - Điều trị bệnh Parkinson