Địa lí 10 Bài 14: TH: Đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên TĐ. Phân tích biểu đồ khí hậu

Nhằm giúp các bạn học sinh rèn luyện khả năng phân tích tổng hợp kiến thức thông qua bài Thực hành Đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu Địa lý 10, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 14 Địa lí 10. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 10 Bài 14: TH: Đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên TĐ. Phân tích biểu đồ khí hậu

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục tiêu

- Hiểu rõ sự phân hoá các đới khí hậu trên Trái Đất.

- Hiểu rõ một số kiểu khí hậu tiêu biểu của 3 đới.

- Đọc bản đồ: xác định ranh giới của các đới, sự phân hoá các kiểu khí hậu ở nhiệt đới và ôn đới.

- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để thấy được đặc điểm chủ yếu của từng kiểu khí hậu.

1.2. Dụng cụ

- Bản đồ khí hậu thế giới.

- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt Địa Trung Hải, ôn đới hải dương, ôn đới lục địa.

2. Nội dung tiến hành

2.1. Hoạt động 1: Đọc bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất

- Xác định phạm vi từng đới khí hậu trên bản đồ.

- Đọc bản đồ, tìm hiểu sự phân hóa khí hậu ở một số đới:

+ Các kiểu khí hậu ở các đới: nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.

+ Nhận xét sự phân hoá khác nhau giữa đới khí hậu ôn đới và đới khí hậu nhiệt đới.

Gợi ý làm bài

- Xác định phạm vi các đới và sự phân hóa trong mỗi đới

Mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu và các kiểu khí hậu của mỗi đới như sau:

CÁC ĐỚI KHÍ HẬU Ở MỖI BÁN CẦU (TỪ CỰC VỀ XÍCH ĐẠO)

- Nhận xét sự phân hóa giữa các đới khí hậu ôn đới và đới khí hậu nhiệt đới

   + Trong đới khí hậu ôn đới, sự phân hóa chủ yếu theo kinh độ (kiểu lục địa và đại dương).

   + Trong khí hậu nhiệt đới, sự phân hóa chủ yếu theo vĩ độ (nhiệt đới, cận Xích đạo…).

2.2. Hoạt động 2: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các kiểu khí hậu

a)  Đọc các biểu đồ.

b) So sánh những điểm giống nhau và khác nhau của một số kiểu khí hậu.

-  Kiểu khí hậu ôn đới hải dương với kiểu khí hậu ôn đới lục địa.

-  Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa so với kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

Gợi ý làm bài

a) Đọc các biểu đồ

Kết quả thể hiện ở bảng dưới đây

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC KIỂU KHÍ HẬU

b) So sánh và nhận xét:

- Kiểu khí hậu ôn đới hải dương với kiểu khí hậu ôn đới lục địa:

   + Giống nhau: nhiệt độ trung hình năm ôn hòa (tháng cao nhất có nhiệt độ trung hình không tới 20oC), lượng mưa trung hình năm ở mức trung hình.

   + Khác nhau: Ôn đới đại dương có nhiệt độ tháng thấp nhất vẫn trên 0°c, biên độ nhiệt năm nhỏ. Ôn đới lục địa nhiệt độ trung hình tháng thấp nhất xuống dưới 0oC, biên độ nhiệt độ năm lớn; ôn đới đại dương mưa nhiều hơn, hầu như quanh năm, mưa nhiều vào mùa thu và đông; ôn đới luc địa mưa ít hơn, mưa nhiều vào mùa hạ.

- Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa so với kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải:

   + Giống nhau: đều có một mùa mưa và một mùa khô; đều có nhiệt độ trung bình năm cao.

   + Khác nhau:

  • Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hạ, khô hoặc ít mưa vào mùa thu và đông; kiểu khí hậu cận nhiệl địa trung hải: nóng, khô vào mùa hạ, mưa nhiều vào mùa thu, đông.
  • Nhiệt độ trung bình năm ở kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa cao hơn.

3. Kết luận 

Sau khi học xong bài này các em cần nắm:

- Sự phân hoá các kiểu khí hậu ở đới khí hậu nhiệt đới chủ yếu theo vĩ độ, ở đới khí hậu chủ yếu theo kinh độ.

- Một số kiểu khí hậu tiêu biểu của 3 đới.

- Kĩ năng đọc bản đồ: xác định ranh giới của các đới, sự phân hoá các kiểu khí hậu ở nhiệt đới và ôn đới.

- Kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để thấy được đặc điểm chủ yếu của từng kiểu khí hậu.

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM