Địa lí 10 Bài 38: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuyê và Panama
Nhằm giúp các bạn học sinh rèn luyện khả năng viết báo cáo thông qua bài Thực hành Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuyê và kênh đào Panama Địa lý 10, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 38 Địa lí 10. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Mục tiêu
- Nắm được vị trí chiến lược của hai con kênh nổi tiếng thế giới là Xuy-ê và Pa-na-ma. Vai trò của hai con kênh này trong ngành giao thông vận tải biển thế giới.
- Tích hợpTKNL: Việc xây dựng kênh đào mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế, đặc biệt là tiếc kiệm về thơì gian và chi phí vận chuyển (xăng, dầu).
1.2. Dụng cụ
- Bản đồ các nước trên thế giới
- Bản đồ tự nhiên thế giới
2. Nội dung tiến hành
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu kênh đào Xuy-ê
a) Hãy xác định kênh Xuy-ê trên bản đồ Các nước trên thế giới và bản đồ Tự nhiên thế giới
Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên bản đồ để xác định
b) Cho hảng số liệu (SGK trang 147)
- Hãy tính xem quãng đường vận chuyển được rút ngắn bao nhiêu hải lí và bao nhiêu phần trăm so với tuyến đi vòng châu Phi.
- Sự hoạt động của kênh Xuy-e đem lại những lợi ích gì cho ngành hàng hải thế giới ?
- Nếu kênh đào bị đóng cửa như thời kì 8 năm (1967 - 1975) do chiến tranh, thì sẽ gây những tổn thất kinh tế như thế nào đối với Ai Cập, đối với nước ven Địa Trung Hải và Biển Đen.
Gợi ý làm bài
a. Vị trí của kênh đào Xuy-ê
- Kênh đào Xuy-ê được đào cát ngang eo đất Xuy-ê, nằm phía đông bắc cháu Phi, nơi Biển Đỏ với Đia Trung Hải.
b.
- Tính quãng đường vận chuyển được rút ngắn:
Công thức:
+ Quãng đường rút ngắn = Khoảng cách Vòng châu Phi - Khoảng cách qua Xuy-ê (đơn vị: hải lí)
+ % quãng đường rút ngắn = Quãng đường rút ngắn / khoảng cách vòng châu Phi) * 100% (đơn vị: %)
- Nếu kênh đào bị đóng cửa: đối với Ai Cập sẽ mất đi nguồn thu từ thuế hải quan, hạn chế việc giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới. Đốì với các nước ven Địa Trung Hải và Biến Đen làm tăng chi phí vận chuyển, độ an toàn cho người và hàng hoá...- Kênh Xuy-ê là con đường ngắn nhất nối Đại Tây Dương và Ân Độ Dương, làm xích gần hai khu công nghiệp ở Tây Âu với khu vực Đông Á và Nam Á giàu tài nguyên khoáng sản và các loại nguyên liệu, nông nghiệp. Nhờ có kênh Xuy-ê nên giảm được chi phí vận tải, giá thành sản phẩm. Đảm bảo an toàn cho người và hàng hoá có thể tránh được thiên tai so với việc vận chuyển trên quãng đường dài. Đem lại nguồn thu lớn cho Ai Cập thông qua thuế quan...
- Đặc điểm của kênh đào và quá trình khai thác
- Kênh đào Xuy-ê được khởi công đào từ 1859 đến năm 1869 được đưua vào sủ dụng. Kênh đào 195 km, tàu chở từ 150.000 đến 250.000 tấn có thể qua lại va thời gian qua kênh ước chừng 11 - 12 giờ. Năm 1956, Ai Cập tiến hành quốc hữu hóa kênh đào này từ tay của các công ty Anh. Từ đó đến nay kênh đào đã phát huy tác dụng rất tốt.
- Những lợi ích của kênh đào khi sử dụng
- Kênh đào đã giúp rút ngắn lộ trình hànghải giữa các vùng công nghiệp Tây Âu, Bắc Mĩ, Biển Đen với vùng nguyên và nhiên liệu giàu có của Tây Á va Đông Nam Á từ 23% đến 65% so với con đường đi vòng Phi.
- Mỗi năm tính trung bình có đến 15% luồng hàng hải viễn dương 20%lượng hàng vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ qua kênh. Năm 2000, có dến 14.000 tàu qua lại, mang đến cho Ai Cập nguồn thu ngoai tệ chừng 2 tỉ USD.
- Những trở ngại, tổn thất khi kênh đào ngừng hoạt động Do cuộcchiến giữa Ai Cập và I-xra-en xảy ra vào năm 1967, lưu thông qua kênh đào bị gián đoạn, đến năm 1975 mới mở lại.
Điều này đã gây trở ngại lớn cho ngành hàng hải thế giới; nhất là các nước trong vùng Biển Đen và Địa Trung Hải. Giá thành vặn chuyển hàng giữa hai thị trường châu Âu và châu Á tăng lên. Hành trình bất trác hơn vì phải vòng qua mũi Hảo Vọng ở Nam Phi; nơi có nhiều sóng to, gió dữ. Riêng Ai Cập mất một nguồn thu nhập khá lớn từ thuế hải quan và khách du lịch.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu kênh Panama
a) Hãy xác định kênh Pa-na-ma trên bản đồ Các nước trên thế giới và bản đồ Tự nhiên thế giới.
Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên bản đồ để xác định.
b) Cho bảng số liệu
- Hãy tính xem quãng đường vận chuyển đưực rút ngắn bao nhiêu hải lí và bao nhiêu phần trăm so với tuyến vòng qua Nam Mĩ.
- Sự hoạt động đều đặn của kênh Pa-na-ma đem lại những lợi ích gì cho sự tăng cường giao lưu giữa các nền kinh tế vùng châu Á - Thái Bình Dương với nền kinh tế Hoa Kì ?
- Tại sao nói việc Hoa Kì trao trả kênh Pa-na-ma cho chính quyền và nhârn dân Pa-na-ma là một thắng lợi to lớn của Pa-na-ma?
Gợi ý làm bài
a) Vị trí kênh Pa-na-ma trên bản đồ thế giới
b) Quãng đường vận chuyển được rút ngắn
Công thức:
+ Quãng đường rút ngắn = Khoảng cách Vòng qua Nam Mĩ - Khoảng cách qua Pa-na-ma (đơn vị: hải lí)
+ % quãng đường rút ngắn = Quãng đường rút ngắn / khoảng cách vòng qua Nam Mĩ) * 100% (đơn vị: %)
c) Bài viết ngắn về kênh Pa-na-ma
Kênh Pa-na-ma, con đường hàng hải nối hai khu vực kinh tế năng động Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
1. Vị trí địa lí của kênh Pa-na-ma
- Kênh đào Pa-na-ma nằm ở vị trí cực Nam của eo đất Trung Mĩ, cũng là nơi khởi đầu của lục địa Nam Mĩ. Kênh Pa-na-ma cắt qua eo đất, nơi có chiều ngang hẹp nhất chỉ 50km, nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.
2. Đặc điểm của kênh đào và quá trình khai thác
- Kênh Pa-na-ma được khởi công xây dựng từ năm 1882, nhưng do sai lầm về thiết kế, đến năm 1904, khi Hoa Kì thay Pháp, công trình mới được tổ chức thi công và năm 1914 thì chính thức đưa vào khai thác. Kênh có chiều dài 64km nhưng do độ chênh mực nước biển của hai đại dương đến 26m nên các kĩ sư phải thiết kế thêm nhiều âu tàu. Do vậy, kênh chỉ có.khả năng tiếp nhận được tàu có trọng tải dưới 65.000 tấn.
3. Những lợi ích của kênh đào khi hoạt động
- Kênh đào Pa-na-ma cho phép rút ngắn lộ trình hàng hải từ các cảng cửa hai bờ Đại Tây Dương sang các cảng hai bờ Thái Bình Dương từ 14 đến 81%. Kênh Pa-na-ma là con đường hàng hải quan trọng đối với nền kinh tế và các hoạt động quản sự nối thông hai bờ đông-tây của Hoa Kì. Vì vậy, bằng mọi giá Hoa Kì đã tìm cách kiếm soát kênh đào này lâu dài.
- Nhờ sự đấu tranh bền bỉ, tháng 12/1999, Hoa Kì đã phải traọ trả hoàn toàn chủ quyền kiểm soát kênh đào và vùng đất rộng 1.430km2 dọc hai bờ kênh về cho nhân dân Pa-na-ma.
- Kênh đào Pa-na-ma còn là tuyến hàng hải liên kết kinh tế và tình hữu nghị giữa các nước hai bờ đông tây của khu vực kinh tế Mĩ Latinh đầy năng động hiện nay.
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần nắm:
- Vị trí chiến lược của hai con kênh nổi tiếng thế giới là Xuy-ê và Pa-na-ma.
- Vai trò của hai con kênh này trong ngành giao thông vận tải biển thế giới.
- Lợi ích của 2 kênh đào khi hoạt động và ý nghĩa của chúng.
Tham khảo thêm
- doc Địa lí 10 Bài 35: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng phân bố các ngành dịch vụ
- doc Địa lí 10 Bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành GTVT
- doc Địa lí 10 Bài 37: Địa lý các ngành giao thông vận tải
- doc Địa lí 10 Bài 39: Địa lí ngành thông tin liên lạc
- doc Địa lí 10 Bài 40: Địa lý ngành thương mại