Địa lí 10 Bài 4: Thực hành: Xác định PP biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
Mời các em học sinh cùng tham khảo bài 4 Địa li 10. Bài học này nhằm giúp các em học sinh hiểu rõ một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ. Đồng thời có kĩ năng phân loại được từng phương pháp biểu hiện ở các loại bản đồ khác nhau. Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Mục tiêu
- Nêu được đặc điểm của các phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
- Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ
- Phân loại được từng phương pháp biểu hiện ở các loại bản đồ khác nhau
1.2. Dụng cụ
Hình phóng to các hình 2.2, 2.3 và 2.4 trong SGK
2. Nội dung tiến hành
a. Hình 2.2: Bản đồ Công nghiệp Việt Nam, năm 2002
- Nội dung bản đồ: thể hiện sự phân bố các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, các trạm biến áp và đường dây tải điện 220 KV, 500 KV.
- Phương pháp biểu hiện:
- Phương pháp kí hiệu: Biểu hiện các: nhà máy thuỷ điện đang xây dựng, nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, trạm biến áp 220kv, 500kv.
- Các đặc tính của đối tượng địa lí thông qua phương pháp kí hiệu:
- Phương pháp kí hiệu đường chuyển động: biều hiện: Đường dây 500kv sông ngòi.
- Khả năng biểu hiện: Vị trí của các nhà máy thuỷ, nhiệt điện, các trạm biến áp, số lượng các nhà máy thuỷ, nhiệt điện, các trạm biến áp.
b. Hình 2.3: Bản đồ Gió và bão ở Việt Nam.
- Nội dung bản đồ: thể hiện chế độ gió và bão ở nước ta (hướng di chuyển, tần suất, tốc độ).
- Phương pháp biểu hiện:
+ Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
+ Biểu hiện các đặc tính của đối tượng địa lí:
- Hướng di chuyển, tốc độ thổi của gió.
- Hướng di chuyển, tần suất hoạt động của bão.
c. Hình 2.4: Bản đồ Phân bố dân cư châu Á
- Nội dung bản đồ: thể hiện sự phân bố dân cư của châu Á (quy mô các đô thị, mật độ dân số).
- Phương pháp biểu hiện:
+ Phương pháp chấm điểm.
+ Biểu hiện các đặc tính của đối tượng địa lí:
- Thể hiện các vùng có dân cư tập trung đông đúc và vùng có dân cư thưa thớt ở châu Á.
- Vị trí và quy mô các đô thị lớn ở châu Á. (đô thị trên 8 triệu dân và đô thị từ 5 – 8 triệu dân).
3. Kết luận
Qua bài này các em hiểu rõ một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ. Đồng thời có kĩ năng phân loại được từng phương pháp biểu hiện ở các loại bản đồ khác nhau. Bên cạnh đó các em sẽ thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập.