Địa lí 10 Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất trong chương trình Địa lí 10, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 6 Địa lí 10. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 10 Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời

  • Khái niệm: Là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thật của Mặt Trời hàng năm diễn ra giữa hai chí tuyến.
  • Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động cho ta ảo giác Mặt Trời chuyển động.
  • Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam (22/12) lên chí tuyến Bắc (22/6).
  • Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến.
  • Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần/năm: tại chí tuyến Bắc và Nam.
  • Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam.

1.2. Các mùa trong năm

Các mùa trong năm

Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

Mỗi năm có 4 mùa:

  • Mùa xuân: từ 21/3 (lập xuân) đến 22/6 (hạ chí).
  • Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).
  • Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)
  • Mùa đông: từ 22/12(đông chí) đến 21/3 (xuân phân).Ở Bắc bán cầu mùa ngược lại Nam bán cầu. Nguyên nhân do trục Trái Đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động, nên Bắc bán cầu và Nam bán cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời, nhận được lượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa, nóng lạnh khác nhau.

1.3. Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ

Khi chuyển động, do trục Trái đất nghiêng, nên tùy vị trí của Trái đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

Theo mùa:

- Ở Bắc bán cầu:

- Mùa xuân, mùa hạ:

  • Từ 21/3 đến 23/9 ngày dài hơn đêm.
  • Ngày 21/3: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.
  • Ngày 22/6: thời gian ngày dài nhất.

- Mùa thu và mùa đông:

  • Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: ngày ngắn hơn đêm.
  • Ngày 23/9: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.
  • Ngày 22/12: thời gian ngày ngắn nhất. * Ở Nam bán cầu thì ngược lại:

- Theo vĩ độ:

  • Ở xích đạo quanh năm ngày bằng đêm.
  • Càng xa Xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.
  • Tại vòng cực đến cực ngày hoặc đêm bằng 24 giờ.
  • Ở cực: Có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.

2. Luyện tập

Câu 1: Dựa vào hình 6.1 và kiến thức đã học, hãy xác định khu vực nào trên Trái Đất cho hiện  tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần? Nơi nào chỉ một lần? Khu vực nào không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? Tại sao?

Gợi ý làm bài

- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần : giữa hai chí tuyến Bắc và Nam (nội chí tuyến).

- Các địa điểm nằm trên hai chí tuyến chỉ có một lần Mặt Trời lên thiên đỉnh: đường chí tuyến Bắc và đường chí tuyến Nam.

Vì: Trái Đất đang chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng (66độ33' với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất) và không đổi phương. Do đó, tia nắng vuông góc với tiếp tuyến ở một bề mặt Trái Đất sẽ lần lượt di chuvển từ 23̊ 27’ N lên 23̊ 27' B. Trong vòng 1 năm, các địa điểm nội chí tuyến đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

- Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh : từ chí tuyến về hai cực.

Vì: trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc bằng 66độ33'. Để tạo góc 90 độ thì góc phụ phải là 23độ27', trong khi đó các địa điểm ở ngoại chí tuyến đều có vĩ độ lớn hơn 23độ27’.

Câu 2: Hãy giải thích câu tục ngữ Việt Nam:

“Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười, chưa cười đã tối”.

Gợi ý làm bài

Trái đất tự quay quanh trục và chuyển động xung quanh mặt trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa hai nửa bán cầu và các mùa. Do đó mới diễn ra hiện tượng tháng 5 ngày dài đêm ngắn, tháng 10 ngày ngắn đêm dài. Cụ thể:

  • Vào ngày 22/6, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt trái đát tại chí tuyến Bắc (23°27’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc (Việt Nam) dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, nên hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.
  • Vào ngày 22/12, Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23°27’N (Chí tuyến Nam) thì ở Việt Nam hiện tượng đêm dài ngày ngắn do đó có câu “Ngày tháng Mười chưa cười đã tối”.

Câu 3:  Vì sao sinh ra mùa? Các mùa nóng lạnh khác nhau ?

Gợi ý làm bài

Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng ko đổi phương khi chuyển động nên bắc bán cầu và nam bán cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời, nhận được lượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa, nóng lạnh khác nhau.

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất Địa lý 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

- Trình bày và giải thích được các hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời.

- Chuyển động biểu kiến hàng năm của MT, hiện tượng mùa, hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

Ngày:05/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bài học Địa lý 10