Địa lí 10 Bài 34: TH: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới

Nhằm giúp các bạn học sinh rèn luyện khả năng vẽ biểu đồ thông qua bài Thực hành Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới Địa lý 10, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 34 Địa lí 10. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 10 Bài 34: TH: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục tiêu

- Củng cố kiến thức về địa lí các ngành công nghiệp năng lượng và công nghiệp luyện kim.

- Biết cách tính toán tốc độ tăng trưởng các sản phẩm chủ yếu: Than, dầu, điện, thép.

 - Rèn luyện kỹ năng vẽ, phân tích và nhận xét biểu đồ.

1.2. Dụng cụ

Bút, máy tính, thước kẻ.

2. Nội dung tiến hành

2.1. Hoạt động 1: Vẽ biểu đồ

Dựa vào bảng số liệu (SGK trang 133).

Vẽ trên cùng một hệ toạ độ các đồ thị thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp nói trên

Gợi ý làm bài

a) Tính toán và lập bảng số liệu thể hiện tốc độ tăng trưởng

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ

b) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm than, dầu mỏ, điện, thép của thế giới thời kì 1950 - 2003

2.2. Hoạt động 2: Nhận xét biểu đồ và giải thích nguyên nhân

Gợi ý làm bài

Nhận xét và giải thích:

- Đây là sản phẩm của các ngành công nghiệp quan trọng: năng lượng, luyện kim.

Trong giai đoạn 1950 - 2003 tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp có sự khác nhau:

- Điện có tốc độ tăng trưởng nhanh và liên tục (tăng 1436%) và đạt 1536% năm 2003.

Nguyên nhân là do điện là ngành công nghiệp năng lượng trẻ, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia. Thời gian qua đã khai thác thêm nhiều nguồn năng lượng mới: năng lượng nguyên tử, gió, mặt trời,...

- Dầu mỏ có tốc độ tăng trưởng khá nhanh và liên tục (tăng 646%) và đạt 746% năm 2003.

Nguyên nhân: Dầu mỏ có nhiều ưu điểm như khả năng sinh nhiệt lớn, không có tro, dễ nạp nhiên liệu, nguyên liệu cho công nghiệp hoá dầu, giao thông vận tải nên nhu cầu nhiên liệu của thị trường ngày càng tăng.

- Thép có sự tăng trường và liên tục (tăng 360%) và đạt 460% năm 2003.

Nguyên nhân: Thép là sản phẩm của công nghiệp luyện kim đen, được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, nhât là công nghiệp chế tạo cơ khí, trong xây dựng và trong đời sống.

- Than có tốc độ tăng trưởng chậm nhất và không liên tục (tăng 191%) và đạt 291% năm 2003.

Nguyên nhân: Thời kì 1980 - 1990, tốc độ tăng trưởng có chững lại do đã được nguồn năng lượng khác thay thế (dầu khí, hạt nhân...). Vào cuối những năm 1990, ngành khai thác than lại phát triển do đây là loại nhiên liệu có trữ lượng lớn và sự khủng hoảng dầu mỏ.

3. Kết luận 

Sau khi học xong bài này các em cần nắm:

- Kiến thức về địa lí các ngành công nghiệp năng lượng và công nghiệp luyện kim.

- Tốc độ tăng trưởng các sản phẩm chủ yếu: Than, dầu, điện, thép.

 - Kỹ năng vẽ, phân tích và nhận xét biểu đồ.

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM