Địa lí 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

Qua bài học này sẽ giúp các em hiểu và trình bày sự cần thiết của bản đồ trong học tập và trong cuộc sống. Đồng thời rèn luyện các kĩ năng sử dụng bản đồ và có thói quen sử dụng bản đồ trong học tập. Để hiểu được nội dung đó xin mời các em cùng tìm hiểu: Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

Địa lí 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống

a. Trong học tập 

- Bản đồ là phương tiện để học tập và rèn luyện các kĩ năng Địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí.

- Ví dụ: Xác định vị trí một điểm ở đới khí hậu nào?

- Thông qua bản đồ:

  • Quy mô hình dạng các nước, các châu lục.
  • Sự phân bố dân cư, trung tâm công nghiệp, núi, sông…
  • Vị trí địa lí của đối tượng.

→ Bản đồ được xem là “cuốn sách thứ 2” trong học tập địa lí.

Bản đồ giao thông Việt Nam năm 2016

b. Trong đời sống 

Được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.

- Dùng để chỉ đường.

Bản đồ chỉ đương

- Dùng trong các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, du lịch,...

Bản đồ các địa điểm du lịch ở Băng Cốc-Thái Lan

- Quân sự.

Bản đồ quân sự

- Bản đồ chỉ đường: giúp người du lịch

- Dự báo thời tiết

- Quân sự: xây dựng phương án tác chiến

- Sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải…)

1.2. Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập 

a. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ

- Để đọc được một bản đồ trước hết cần xem tỉ lệ của bản đồ, các ký hiệu của bản đồ dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

+ Chọn bản đồ phù hợp với nội dung (mục đích) cần tìm hiểu (học tập)
+ Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ bản đồ và kí hiệu trên bản đồ
+ Xác định phương hướng trên bản đồ

  • Để xác định được hướng trên bản đồ, ta cần phải dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến.
  • Theo quy ước thì đầu trên của kinh tuyến chỉ hướng Bắc, đầu dưới chỉ hướng Nam, đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông, đầu bên trái chỉ hướng Tây, những bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến chúng ta cần dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc sau đó xác định hướng còn lại.

b. Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, trong Atlat

  • Tìm vị trí đối tượng trên bản đồ, mô tả đối tượng (hình dáng, kích thước, quan hệ không gian …) xác định mối liên hệ tương hỗ, nhân quả giữa các đối tượng, yếu tố … mô tả tổng hợp đối tượng cần khám phá trên bản đồ. 

  • Sử dụng atlát địa lí đòi hỏi phải so sánh, chồng xếp các bản đồ trong tập atlát với nhau để tìm ra các kiến thức cần nắm.
  • Bản đồ không chỉ là đọc các kí hiệu riêng rẽ của bản đồ, mà cần phải hiểu được mối quan hệ giữa các kí hiệu (đối tượng địa lý) ở bản đồ đó.

2. Luyện tập

Câu 1: Để trình bày và giải thích chế độ nước của một con sông, cần phải sử dụng những bản đồ nào?

Gợi ý làm bài

Bản đồ mạng lưới sông ngòi, bản đồ khí hậu, bản đồ địa hình.

Câu 2: 

Cho biết vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống. Nêu ví dụ.

a) Vai trò của bản đồ trong học tập. Nêu ví dụ minh họa?

b) Vai trò của bản đồ trong đời sống. Nêu ví dụ minh họa?

Gợi ý làm bài

a. Vai trò của bản đồ trong học tập: Là phương tiện để học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trong kiểm tra.

 Ví dụ: 

  • Xác định vị trí một điểm ở đới  khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của biển như thế nào, quốc gia đang tìm hiểu nằm ở đâu,...
  • Hình dạng, quy mô của một quốc gia này so với quốc gia khác, sự phân bố sông ngòi, chiều dài của một con sông, sư phân bố các dãy núi và độ cao của chúng, …
  • Sư phân bố dân cư, các trung tâm công nghiệp, …

b. Vai trò của bản đồ trong đời sống: Bản đồ là 1 phương tiện được sử dụng rộng rãi.

Ví dụ:

  • Bảng chỉ đường: giúp người đi du lịch xác định các điểm du lịch, nhà hàng, chợ,…
  • Bản đồ xe bus giúp tìm điểm dừng xe, các tuyến xe….
  • Phục vục cho các ngành sản xuất: làm thuỷ lợi, xác định mùa vụ, xác định vị trí trung tâm công nghiệp, …
  • Phục vụ cho quân sự: xây dựng phương án tác chiến, cần lợi dụng địa hình, địa vật trong phòng thủ và tấn công.

Câu 3: Vì sao trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu kĩ phần chú giải và kí hiệu bản đồ?

Gợi ý làm bài

Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu kĩ phần chú giải và kí hiệu bản đồ vì: Kí hiệu của bản đồ dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu kĩ phần chú giải và kí hiệu bản đồ để hiểu rõ nội dung các kí hiệu thể hiện trên bản đồ có liên quan đến nội dung cần tìm hiểu.

Câu 4: Dựa vào tỉ lệ của bản đồ, người ta có thể biết được

A. bản đồ đó lớn hay nhỏ

B. khoảng cách trên thực địa lớn gấp bao nhiêu lần khoảng cách trên bản đồ

C. bản đồ biểu hiện được nhiều hay ít đối tượng địa lí

D. tất cả các nội dung trên

Gợi ý làm bài

Dựa vào tỉ lệ của bản đồ, người ta có thể biết được bản đồ đó lớn hay nhỏ, khoảng cách trên thực địa lớn gấp bao nhiêu lần khoảng cách trên bản đồ và bản đồ biểu hiện được nhiều hay ít đối tượng địa lí.

Chọn: D

Câu 5: Để biết được ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ, cần

A. tìm xem trên bản đồ có các loại kí hiệu nào

B. tìm hiểu xem nội dung chính mà bản đồ thể hiện là gì

C. tìm hiểu ý nghĩa của màu sắc thể hiện trên bản đồ

D. đọc bảng chú của bản đồ

Gợi ý làm bài

Các thông tin được mã hóa lên trên bản đồ bằng các kí hiệu. Bảng chú Chọn được xem là “chìa khóa” để Chọn mã các thông tin đó. Vì vậy, muốn biết được ý nghĩa của các kí hiệu, cần đọc bảng chú Chọn của bản đồ.

Chọn: D

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống Địa lý 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm được:

- Vai trò quan trọng của bản đồ đối với việc học tập và trong cuộc sống.

- Cần phải hiểu được mối quan hệ giữa địa lí trong bản dồ và trong Átlat như thế nào.

Ngày:21/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bài học Địa lý 10