Địa lí 10 Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về quy luật địa đới và quy luật phi địa đới trong chương trình Địa lí 10, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 21 Địa lí 10. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 10 Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quy luật địa đới

a. Khái niệm

- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ.

- Nguyên nhân: Do trái đất hình cầu và bức xạ mặt trời tạo góc nhập xạ của Mặt Trời đến bề mặt trái đất thay đổi từ xích đạo về hai cực.

b. Biểu hiện của quy luật

- Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất

  • Các đai khí áp: Gồm 7 khí áp (áp thấp xích đạo, 2 áp thấp ôn đới, 2 áp cao cận chí tuyến, 2 áp cao cực).

- Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất

  • Các đới gió: Gồm 6 đới gió (2 mậu dịch, 2 ôn đới, 2 đông cực).

Các đai khí áp và gió trên Trái Đất

- Các đới khí hậu trên Trái Đất

Các đới khí hậu trên Trái Đất

  • Trên Trái Đất có 7 đới khí hậu xem kẽ nhau từ xích đạo về hai cực.
  • Các đới khí hậu chính trên Trái Đất: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận cực, cực.

- Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật:

  • Có 10 nhóm đất từ cực đến xích đạo.
  • Có 10 kiểu thảm thực vật từ cực đến xích đạo.

1.2. Quy luật phi địa đới

a. Khái niệm

- Khái niệm: Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.

- Nguyên nhân:

   + Nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

   + Nguồn năng này phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương, núi cao.

- Bao gồm hai quy luật: Quy luật đai cao và quy luật địa ô.

b. Biểu hiện của quy luật

- Đặc điểm:

- Ví dụ tiêu biểu:

   + Quy luật đai cao: Sự thay đổi đất và thực vật theo độ cao.

Sơ đồ các vành đai thực vật và đất sở sườn Tây dãy Cap- ca

   + Quy luật địa ô: Sự thay đổi thảm thực vật ở vĩ độ 400B ở lục địa Bắc Mĩ.

Các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất

2. Luyện tập

Câu 1: Dựa vào hình 12.1 (sgk trang 77), hãy cho biết trên Trái Đất có những đai khí áp và những đới gió nào?

Gợi ý làm bài

- Trên Trái Đất có 7 đai khí áp: đai áp thấp xích đạo, hai đai áp cao chí tuyến, hai đai áp thấp ôn đới và hai đai áp cao cực.

- Các đới gió trên Trái Đất: gió mậu dịch (Tín phong), gió Tây ôn đới, gió Đông cực.

Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học ở bài 14, hãy cho biết ở mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu? Hãy kể tên các đới khí hậu đó?

Gợi ý làm bài

Mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu: cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.

Câu 3: Quan sát hình 19.1 (trang 70), hãy cho biết : Ở lục địa Bắc Mĩ, theo vĩ tuyến 400B từ đông sang tây có những kiểu thảm thực vật nào ? Vì sao các kiểu thảm thực vật lại phân bố như vậy?

Gợi ý làm bài

- Ở lục địa Bắc Mĩ, theo vĩ tuyến 400 B từ đông sang tây có sự phân bố các kiểu thảm thực vật như sau:

+ Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.

+ Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao.

+ Rừng lá kim.

- Có sự phân bố của các kiểu thảm thực vật này là do ảnh hưởng của sự phân bố lục địa, đại dương kết hợp với dãy núi Coóc-đi-e chạy theo hướng Bắc - Nam, làm cho khí hậu có sự phân hóa từ đông sang tây.

+ Khu vực ven bờ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương khí hậu được điều hòa bởi các khối khí biển ấm và ẩm, có dòng biển nóng chảy qua.

+ Càng vào sâu bên trong lãnh thổ tính lục địa càng tăng nên khí hậu khô hạn hơn.

+ Khu vực Bồn địa Lớn tuy gần Thái Bình Dương nhưng bị các dãy núi ven biển phía Tây chắn gió từ biển vào nên khí hậu cũng khô hạn.

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới Địa lý 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

- Nắm được khái niệm và nguyên nhân của quy luật địa đới và phi địa đới

- Hiểu và trình bày được biểu hiện của quy luật địa đới, phi địa đới của lớp vỏ địa lý.

- Nhiệt độ tăng dẫn đến sự thay đổi và chuyển dịch các đới khí hậu, kéo theo là thảm thực vật tự nhiên (có thể dẫn đến nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật).

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM