Địa lí 10 Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất trong chương trình Địa lí 10, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 19 Địa lí 10. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 10 Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ

- Nguyên nhân: Chịu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu.

- Phân bố: Các thảm thực vật và nhóm đất chính.

- Một số bản đồ và hình ảnh về thảm thực vật và các nhóm đất chính.

Các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất

Các nhóm đất chính trên Trái Đất

1.2. Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao

- Nguyên nhân: Sự tăng, giảm của nhiệt độ, độ ẩm và áp suất không khí.

- Biểu hiện: Các nhóm đất, thảm thực vật thay đổi theo độ cao.

- Ví dụ: Điển hình ở các dãy núi cao như An-pơ, Hi-ma-lay-a, dãy Cap-ca,…

Sơ đồ các vành đai thực vật và đất ở sườn Tây dãy Cap- ca

2. Luyện tập

Câu 1: Dựa vào các hình 19.1, 19.2 (SGK trang 70) và kiến thức đã học, em hãy cho biết:

- Thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi những vĩ tuyến nào? Những châu lục nào có chúng? Tại sao?

- Những kiểu thảm thực vật và nhóm đất thuộc môi trường đới ôn hoà phân bố ở những châu lục nào? Tại sao đới này có nhiều kiểu thảm thực vật và nhóm đất như vậy?

- Những kiểu thảm thực và nhóm đất môi trường đới nóng, chiếm ưu thế ở châu lục nào? Những châu lục nào không có? Tại sao?

Gợi ý làm bài

- Thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên:

+ Phạm vi: từ khoảng vĩ tuyến 60° về cực.

+ Phân bố ở các châu lục: phía Bắc Châu Mĩ (Canada), Bắc châu Á (Bắc Liên Bang Nga), châu Âu (Bắc Âu).

+ Nguyên nhân vì: đây là những khu vực ở vĩ độ cao, khí hậu lạnh, lượng mưa 200 - 750 mm/năm. Thích hợp cho sự sinh trưởng của các loài rêu, địa y, cỏ và cây bụi...; hình thành đất pốtdôn.

- Những kiểu thảm thực vật và nhóm đất thuộc môi trường đới ôn hoà:

+ Phân bố ở các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương.

+ Nguyên nhân: Vì đới này có diện tích lục địa rộng lớn và phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau (khí hậu ôn đới lục địa lạnh, khô và hải dương ẩm ướt, cận nhiệt gió mùa ẩm ướt và cận nhiệt lục địa khô hạn...)

- Những kiểu thảm thực và nhóm đất môi trường đới nóng:

+ Chiếm ưu thế ờ châu Phi, châu Mĩ, châu Á; ngoài ra còn có ở châu Đại Dương. Vì các châu lục này có diện tích rộng lớn nằm trong môi trường đới nóng, nhận được lượng nhiệt lớn quanh năm, độ ẩm và lượng mưa lớn.

+ Châu Âu và châu Nam Cực không có, vì  lãnh thổ châu Âu nằm ở môi trường đới ôn hoà, châu Nam Cực nằm ở môi trường đới lạnh, khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm thấp không thuận lợi cho sự sinh trưởng của các loài thực vật nhiệt đới ẩm, xích đạo ẩm.

Câu 2: Dựa vào hình 19.11 (SGK trang 73) và kiến thức đã học, em hãy cho biết sườn Tây dãy Cap-ca từ chân núi lên đỉnh có những vành đai thực vật và đất nào?

Gợi ý làm bài

Sườn Tây dãy Cap-ca lừ chân núi lên đỉnh có những vành đai thực vật và đất sau:

- Vành đai thực vật: rừng lá rộng cận nhiệt, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, địa y và cây bụi.

- Vành đai đất: Đất đỏ cận nhiệt, đất nâu, đất pốt dôn núi, đất đồng cỏ núi, đất sơ đẳng xen lẫn đá, băng tuyết.

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất Địa lý 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm nội dung sau:

- Biết được tên một số kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính. Phân biệt được các kiểu thảm thực vật.

- Nắm được các quy luật phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất chính trên Trái Đất.

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM