Soạn bài Cảnh ngày hè Ngữ văn 10 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em thấy được đặc sắc nghệ thuật của thơ Nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục ngôn vào bài thơ thất ngôn. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Cảnh ngày hè Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 118 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Nhận xét cách dùng từ của tác giả như sau:

- Tác giả sử dụng nhiều động từ mạnh để diễn tả trạng thái của ngày hè: đùn đùn, giương, phun.

- Ở câu 2, 3, 4, 5, 6 là các từ: đùn đùn, giương, phun, đỏ, tiễn, lao xao, dắng dỏi:

+ Đùn đùn: sắc xanh thẫm của tán hòe lớp lớp, liên tiếp tuôn ra.

+ Giương: rộng ra.

+ Phun: gợi sự nổi bật, bắt mắt của màu đỏ hoa lựu.

+ Tiễn (ngát, nức): gợi tả sức lan tỏa của hương sen.

+ Âm thanh: lao xao, dắng dỏi, chợ cá, cầm ve: âm thanh rộn ràng, râm ran.

=> Sự vật vốn tĩnh trở nên động. Tái hiện bức tranh màu sắc rực rỡ, tươi sáng. Bức tranh mùa hè rực rỡ màu sắc, âm thanh tươi vui, đầy sức sống.

2. Soạn câu 2 trang 118 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Cảnh ngày hè hiện lên thật sinh động, tràn trề sức sống, có màu sắc, âm thanh, giữa cảnh vật với con người một cách hài hòa, sinh động. Cảnh vật ngày hè ngập tràn màu sắc, sự kết hợp màu độc đáo giữa màu đỏ của hoa lựu trước hiên với cây hòe xanh rợp bóng. Hương hoa sen kết hợp với khung cảnh ấy khiến không gian tràn đầy sức sống. Và trong không gian cảnh hè ấy, hình ảnh con người hiện lên với sự sung túc, hạnh phúc trong lao động. Tiếng “lao xao” của làng chài cùng tiếng ve râm ran tạo ra không khí nhộn nhịp, tràn đầy sức sống.

3. Soạn câu 3 trang 118 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Để thấy được toàn bộ vẻ đẹp của cảnh ngày hè, tác giả không chỉ dùng thị giác mà còn cảm nhận bằng thính giác, khứu giác và cả cảm giác nữa để quan sát cảnh thiên nhiên. Thiên nhiên ngày hè hiện lên với những đặc trưng cụ thể bởi những cảm nhận tinh tế. Đó là màu xanh của lá cây, màu đỏ của hoa lựu và hương thơm của hoa sen. Mùa hè có tiếng ve kêu... Thiên nhiên càng hiện lên cụ thể bao nhiêu, càng đẹp bao nhiêu thì chứng tỏ tâm hồn nhà thơ càng đẹp bấy nhiêu. Một tâm hồn đẹp đẽ nhất định phải xuất phát từ thế giới quan lành mạnh. Bao trùm lên từ tấm lòng yêu nước, yêu đời của Ức Trai.

- Tấm lòng của Nguyễn Trãi:

+ Tình yêu thiên nhiên nồng nàn, tha thiết.

+ Tình yêu thiên nhiên có nguồn cội sâu xa từ lòng tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống của tác giả.

4. Soạn câu 4 trang 118 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Tác giả đã thể hiện khao khát của mình qua hai câu thơ cuối, đồng thời hai câu thơ cuối cũng là điểm hội tụ nội dung tư tưởng của cả bài thơ. Tác giả ước mình có “Ngu cầm” - cây đàn của vua Ngu Thuấn - gảy lên khúc hát Nam phong, khúc hát về sự ấm no cho trăm họ. Câu thơ này thể hiện ước muốn về một đất nước thái bình, người dân được tham gia lao động, có cuộc sống hạnh phúc để “dân giàu đủ” ở “khắp đòi phương”. Câu thơ cuối với sáu chữ với nhịp thơ nhanh như giải phóng tất cả nỗi niềm mà tác giả dồn nén ở những câu thơ trên. Suy cho cùng, cái mà Nguyễn Trãi hướng đến luôn là nhân dân xã tắc chứ không chỉ đơn thuần là cảnh đẹp “nhàn” khi đi ở ẩn.

5. Soạn câu 5 trang 119 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Tác giả đã tả cảnh ngày hè bằng cách lấy cảm hứng từ thiên nhiên là chủ đạo. Đằng sau cảm hứng chủ đạo đó, ta mới thấy lòng yêu đời, tình yêu sông nước hay khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân.

- Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống con người và vươn tới khát vọng hoà bình hạnh phúc cho nhân dân là vẻ đẹp tâm hồn và lí tưởng của Nguyễn Trãi, nhân cách của Nguyễn Trãi.

- Bài thơ sử dụng hình ảnh gần gũi, bình dị, câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, Nguyễn Trãi mang đến bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, khỏe khoắn. Đó cũng chính là vẻ đẹp của tinh thần lạc quan trong tâm hồn nhà thơ.

6. Soạn câu luyện tập trang 119 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Vẻ đẹp thiên nhiên:

+ Hình ảnh: Hoè lục (đùn đùn, rợp giương), thạch lựu - phun thức đỏ, hồng liên - tịnh mùi hương.

+ Âm thanh: Lao xao, cầm ve.

=> Bức tranh mùa hè rực rỡ màu sắc, âm thanh tươi vui, đầy sức sống.

- Tâm hồn Nguyễn Trãi:

+ Yêu thiên nhiên, yêu đời.

+ Nỗi niềm sâu kín, tấm lòng yêu thương dân, đất nước sâu sắc, cao cả.

=>Tư tưởng nhân nghĩa. Lí tưởng tiến bộ, cao đẹp.

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM