Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày Ngữ văn 10 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây sẽ giúp các em nắm được nghệ thuật gây cười của truyện "Nhưng nó phải bằng hai mày". Từ đó, các em sẽ dễ dàng tiếp cận với những tác phẩm thuộc thể loại truyện cười. Chúc các em học tập thật tốt!

Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 80 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Quan hệ giữa hai nhân vật:

- Mối quan hệ giữa Cải và thầy lí trước khi xử kiện là mối quan hệ đã được xếp đặt: Cải ung dung nghĩ sẽ thắng kiện, không ngờ khi xử kiện, Cải lại bị thầy lí tuyên bố đánh mười roi.

b. Sự độc đáo, tính hài hước của truyện sự kết hợp lời nói với hành động:

- Ngôn ngữ ngầm bằng động tác thì chỉ có thầy lí và Cải mới hiểu.

- Nếu Cải xòe ra năm ngón tay và "ngầm" ra hiệu với thầy lí đó là "lẽ phải" thì thầy lí đã đáp lời nhanh chóng bằng việc xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, ý nói "lẽ phải" kia đã được nhân đôi.

=> Ý nghĩa tố cáo của truyện: lẽ phải được mua bằng tiền, càng nhiều tiền thì lẽ phải thuộc về người đó.

2. Soạn câu 2 trang 80 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Sau khi xử kiện thì nhân vật Cải thua, với việc đút lót từ trước nên Cải khăng khăng "xin xét lại, lẽ phải về con mà!", thầy lí đã không hề phủ nhận điều đó nhưng thầy đưa ra lí lẽ "Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải... bằng hai mày!". Tiếng cười bật ra từ đó. Đối với thầy lí, lẽ phải được đo bằng tiền. Tiền quyết định lẽ phải. Bởi thế năm đồng là "lẽ phải" nhưng mười đồng là "lẽ phải gấp đôi".

3. Soạn câu 3 trang 80 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Nhân vật Ngô và Cải: vừa đáng tội nghiệp lại vừa đáng trách:

+ Họ là những người nông dân bình thường, tội nghiệp, đáng thương.

+ Họ cũng là những người đáng trách vì chủ động dùng tiền mua lẽ phải.

4. Soạn câu luyện tập trang 80 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Hai truyện cười "Tam đại con gà" và "Nhưng nó phải bằng hai mày" thể hiện rõ đặc trưng của thể loại truyện cười như sau:

+ Nội dung: thường châm biếm, chế giễu thói hư tật xấu trong một bộ phận người. Tạo mâu thuẫn trái tự nhiên để gây cười.

  • Truyện "Tam đại con gà" chế giễu thầy đồ dốt nát nhưng huênh hoang, ngụy biện.
  • Truyện "Nhưng nó phải bằng hai mày" tố đả kích thói tham nhũng của bọn quan tham thời xưa.

+ Nghệ thuật tạo tiếng cười:

  • Kết cấu truyện ngắn gọn, mạch lạc, logic, mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm tạo tiếng cười.
  • Mâu thuẫn trong truyện "Tam đại con gà" là sự dốt nát được che đậy, biện mình.
  • Truyện "Nhưng nó phải bằng hai mày": việc phân xử, công lý được đong đếm bằng tiền.
Ngày:23/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM