Soạn bài Hứng trở về Ngữ văn 10 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được nỗi nhớ quê hương sâu sắc, da diết cùng lòng yêu nước thầm kín của tác giả. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Hứng trở về Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 142 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Nhận xét nỗi nhớ quê hương của tác giả trong hai câu thơ đầu:

- Nỗi nhớ quê h­ương luôn là cảm xúc thư­ờng trực của ngư­ời li khách. Điều đáng l­ưu ý là ở bài thơ này, nỗi nhớ ấy được gợi lên bằng những hình ảnh vô cùng quen thuộc: cây dâu già lá rụng, nong tằm vừa chín, lúa trổ bông sớm thoang thoảng hương thơm, cua đang lúc béo…

=> Tất cả những hình ảnh này đều rất giàu sức gợi bởi nó gắn bó máu thịt với cuộc đời của mỗi con ng­ười, nhất là với những ai sinh ra và lớn lên ở nông thôn.

2. Soạn câu 2 trang 142 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Phân tích nét riêng của lòng yêu nước:

- Tình yêu quê hương đất nước, non sông có thêm nỗi lòng của người li hương:

+ Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ quê da diết thể hiện qua những hình ảnh dân dã, thân quen.

+ Lòng tác giả bồi hồi, xúc động khi nghĩ tới nong tằm, ruộng dâu, lúa trổ bông, cua đồng béo…

+ Niềm mong mỏi mãnh liệt được quay trở về.

- Nét độc đáo của bài thơ chính là việc thể hiện tình cảm lớn lao - tình yêu quê hương, đất nước qua những hình ảnh nhỏ bé, giản dị, mộc mạc và đời thường.

- Sống sung s­ướng nơi đất khách, mà vẫn luôn nhớ đến quê hương (vùng quê tuy nghèo như­ng không bao giờ thiếu tình yêu thương, lòng vị tha nhân hậu và sự chân tình). Sự độc đáo của bài thơ chính là ở chỗ, những tình cảm lớn lao (lòng yêu nư­ớc, niềm tự hào dân tộc) lại được thể hiện bằng những hình ảnh thơ giản dị, chân thực, mộc mạc và rất đỗi đời th­ường.

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM