Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam Ngữ văn 10 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được đặc trưng của văn học dân gian, giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thuộc thể loại văn học dân gian. Từ đó, các em có thể nhận diện và phân tích được một tác phẩm văn học dân gian. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Nội dung ôn tập

1.1. Soạn câu 1 trang 100 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam: tính tập thể, tính truyền miệng.

- Đặc điểm của từng đặc trưng một như sau:

+ Tính truyền miệng:

  • Truyền miệng là phương thức lưu hành và tồn tại của văn học dân gian.
  • Tính chất của quá trình truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm, phổ biến bằng miệng cho người khác, thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), theo thời gian (từ đời trước đến đời sau).
  • Tính truyền miệng biểu hiện qua diễn xướng dân gian tạo nên tính dị bản và hoàn thiện tác phẩm hơn.

+ Tính tập thể:

  • Quá trình sáng tác tập thể được diễn ra như sau: ban đầu, tác phẩm do một cá nhân khởi xướng sau đó tập thể hưởng ứng tham gia sửa chữa, thêm bớt và hoàn thiện tác phẩm đó.
  • Tác phẩm dân gian sau khi ra đời đã trở thành tài sản chung của tập thể.

- Ví dụ: Sử thi Đăm Săn, truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, các bài ca dao, truyện cười, truyện ngụ ngôn,...

1.2. Soạn câu 2 trang 100 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Nhìn chung trong tổng thể văn học dân gian có thể phân loại như sau:

+ Truyện dân gian: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ,...

+ Câu nói dân gian.

+ Thơ ca dân gian.

+ Sân khấu dân gian.

- Đặc trưng của một số thể loại đã học:

+ Sử thi: quy mô lớn, hình tượng nghệ thuật hoành tráng.

+ Truyền thuyết: yếu tố lịch sử đan xen yếu tố hư cấu.

+ Cổ tích: kể về những con người bé nhỏ, bất hạnh trong xã hội.

+ Truyện cười: kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên với kết cấu chặt chẽ.

+ Ca dao: diễn tả nội tâm của con người.

+ Truyện thơ: tự sự bằng thơ, phản ánh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi.

1.3. Soạn câu 3 trang 100 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Đặc sắc trong truyện Tấm Cám khắc họa được hình tượng Tấm, kiểu nhân vật chức năng/

- Giai đoạn sau, Tấm kiên quyết đấu tranh để giành lấy cuộc sống hạnh phúc (chim vàng anh, khung cửi…). Tấm biết tự mình đấu tranh.

- Tấm dần ý thức được thân phận của mình, những mâu thuẫn căng thẳng được giải quyết bằng đấu tranh. Như vậy có sự phát triển trong hành động, ý thức của nhân vật.

1.4. Soạn câu 4 trang 100 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Ca dao than thân thường là lời than của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Thân phận của họ long đong, lận đận bị phụ thuộc vào người khác, giá trị của họ không ai biết đến. Những hình ảnh ẩn dụ thường được sử dụng: tấm lụa đào, củ ấu gai,...

- Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập đến tình bạn cao đẹp, tình yêu lứa đôi thắm thiết mặn nồng, nỗi nhớ nhung da diết và tình nghĩa thủy chung,...của con người trong cuộc sống. Các biểu tượng thường được sử dụng: tấm khăn, ngọn đèn, cái cầu, cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay - muối mặn,...

- Ca dao hài hước phê phán những thói tật xấu của con người và nói lên tinh thần lạc quan yêu đời của người dân lao động trong cuộc sống vất vả của họ.

b. Các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao: so sánh, ẩn dụ, phóng đại, nói giảm,...

2. Bài tập vận dụng

2.1. Soạn câu 1 trang 101 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi:

- Miêu tả bằng những hình ảnh so sánh:

+ Đăm Săn múa trên cao, gió như bão, múa dưới thấp, gió như lốc...

+ Bắp chân Đăm Săn to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ,...

- Sử dụng hình ảnh phóng đại:

+ Đăm Săn nhảy múa, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung.

+ Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán.

- Thủ pháp trùng điệp:

+ Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây".

+ "Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang... Đam Săn vốn ngang tàng từ trong bụng mẹ",...

- Sử dụng yếu tố kì ảo: vai trò ông Trời.

b. Tác dụng :

- Góp phần tạo nên âm hưởng hùng tráng, vẻ đẹp rực rỡ trong nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật anh hùng.

- Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi được lí tưởng.

2.2. Soạn câu 2 trang 101 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Nhận xét truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy như sau:

- Cốt lõi lịch sử: xây thành Cổ Loa; chiến tranh giữa Triệu Đà và Âu Lạc.

- Bi kịch hư cấu: tình yêu của Mị Châu.

- Chi tiết hoang đường, kì ảo: Nỏ thần; Rùa Vàng rẽ nước đưa An Dương vương xuống biển,...

- Kết cục: mất nước, mất gia đình, mất tình yêu.

- Bài học rút ra: Cảnh giác giữ nước.

2.3. Soạn câu 3 trang 101 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám để làm sáng tỏ sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình.

- Thời gian đầu, Tấm yếu đuối, thụ động. Luôn khóc khi gặp khó khăn, chỉ trông cậy vào Bụt. Bị mất giỏ cá, Tấm khóc. Bị mất Bống, Tấm cũng khóc,...

- Thời gian sau, kể từ khi làm hoàng hậu, Tấm kiên quyết đấu tranh bảo vệ hạnh phúc và giành sự sống cho mình. Lúc này, Bụt không còn giúp Tấm nữa. Tự Tấm phải tìm cách biến hóa để tồn tại, để được trở lại làm người, xinh đẹp và hạnh phúc hơn.

2.4. Soạn câu 4 trang 102 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- "Tam đại con gà": Có đối tượng cười, nội dung cười, tình huống cười, cao trào. Nhằm phê phán nhân vật thầy đồ giấu dốt.

- "Nhưng nó phải bằng hai mày" cũng có những yếu tố như truyện "Tam đại con gà", nhằm phê phán quan lại tham ô, hối lộ.

2.5. Soạn câu 5 trang 102 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Điền tiếp vào chỗ trống như sau:

- Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

- Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

- Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ dưới chợ biết vào tay ai.

- Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

- Chiều chiều mây phủ Sơn Trà

Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm.

- Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Nhớ người yếm trắng dải điều thắt lưng.

b. Hiệu quả nghệ thuật của các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong ca dao. Làm cho tình cảm của người bình dân được diễn tả một cách kín đáo, sâu sắc, tinh tế và đậm đà tính dân tộc.

c. Một số câu ca dao nói về:

- Chiếc khăn, chiếc áo:

"Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt"...

- Nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu:

"Quên nhau em chẳng cho quên

Có nhớ thì nhớ mới nên vợ chồng".

- Biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay - muối mặn:

+ "Anh về đợ ruộng cây đa

Đợ đồng nước ngọt sang qua cưới nàng".

+ "Cây tùng cây bá anh chê,

Cây đa, cây dứa sum suê anh dùng".

d. Một vài bài ca dao hài hước:

+ "Lêu lêu mắc cỡ lêu lêu

Hồi nói không gả, nay kêu không thèm".

+ "Muốn ăn gắp bỏ cho người,

Gắp đi gắp lại, lại rơi vào mình".

2.6. Soạn câu 6 trang 102 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Dân gian có câu tục ngữ: “Cố đấm ăn xôi/ Làm mướn không công”. Thì Hồ Xuân Hương có câu: “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng/ Cầm bằng làm mướn, mướn không công”.

- Chế Lan Viên mượn hình ảnh "Thánh Gióng" trong bài thơ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?

"Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt

Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng".

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM