Soạn bài Tỏ lòng Ngữ văn 10 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em thấy được nghệ thuật của bài thơ: ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao. Đồng thời, tài liệu dưới đây còn giúp các em có thái độ sống có lí tưởng, có ý chí. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Tỏ lòng Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Hành động được Phạm Ngũ Lão sáng tác trong bài thơ là hành động múa giáo nhưng trong bản dịch thơ chưa lột tả hết vẻ đẹp của hai tiếng hoành sóc trong bản nguyên tác:

+ Để có tình biểu diễn hơn nên tác giả đã tái hiện hành động múa giáo.

+ Hoành sóc nghĩa là cầm ngang ngọn giáo, vừa gợi động tác cầm giáo chắc chắc, dứt khoát trấn giữ đất nước vừa gợi sự kì vĩ khi độ dài cây trường giáo như đo bằng chiều ngang non sông.

- Con người được đặt trong bối cảnh không gian kì vĩ, rộng lớn (non sông) và thời gian dài lâu, bền bỉ (trải mấy thu).

- Con người mang tầm vóc non sông, vũ trụ và tư thế trấn giữ đất nước hào hùng, oai phong lẫm liệt. 

2. Soạn câu 2 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Câu thơ thứ hai trong bài thơ "Tỏ lòng" có hai cách hiểu:

- Nghĩa đầu tiên chúng ta có thể hiểu theo cách dễ nhất là, đó chính là sức mạnh “ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”.

- Nhưng cũng có thể giải thích theo cách khác, với cách hiểu là: Ba quân hùng mạnh khí thế át sao Ngưu.

-> Có thể nói quân đội nhà Trần mạnh cả về trí và lực, không những nó có được đầy đủ binh hùng tướng mạnh mà còn có những vị đại tướng quân trí dũng song toàn.

3. Soạn câu 3 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Trong thời kì này, tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến quan niệm, lối sống của con người, đặc biệt là đấng nam nhi. Sinh ra trong đời, đấng quân tử luôn mang theo mình một món “nợ tang bồng”. Món nợ ấy thể hiện chí làm trai theo tinh thần của Nho giáo: lập công (để lại sự nghiêp) và lập danh (để lại tiếng thơm). Và ở đây, từ “nợ” còn là nỗi trăn trở của tác giả khi chưa hoàn thành nghĩa vụ với dân với nước.

4. Soạn câu 4 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Phân tích ý nghĩa nỗi thẹn trong câu thơ cuối:

- Chúng ta có thể thấy chữ “thẹn” trong bài thơ chính là cái "thẹn" của tác giả, vì chư­a có đ­ược tài năng m­ưu l­ược như­ Vũ Hầu Gia Cát Lư­ợng (Khổng Minh - đời Hán) để giúp dân cứu nư­ớc, thẹn vì trí và lực của mình thì có hạn mà nhiệm vụ khôi phục giang sơn, đất nư­ớc còn quá bộn bề.

- Thẹn vì chưa có nhiều công lao lớn như Gia Cát Lượng.

-> Dù hiểu theo cách nào thì nỗi thẹn cũng làm ngời sáng nhân cách của Phạm Ngũ Lão. Nỗi thẹn ấy không làm con người trở nên nhỏ bé. Nỗi thẹn ấy tôn cao nhân cách con người.

5. Soạn câu 5 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Nam nhi thời nhà Trần mang trong mình vẻ đẹp của ý chí chiến đấu bên trong và tầm vóc bên ngoài sánh ngang với vũ trụ, một hào khí được cả dân tộc noi gương - hào khí Đông A. Đó là vẻ đẹp của tinh thần chiến đấu, sự đoàn kết khi đất nước có giặc ngoại xâm đô hộ, là tinh thần luôn muốn đem sức lực của mình để cống hiến, bảo vệ quê hương.

- Từ bài thơ này, ta hiểu thêm về một thời kì lịch sử của những vị anh hùng như Phạm Ngũ Lão - những con người dành cả đời mình để bảo vệ nền độc lập dân tộc. 

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM