Soạn bài: Phương pháp thuyết minh Ngữ văn 10 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản về phương pháp thuyết minh. eLib mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập nhé.

Soạn bài: Phương pháp thuyết minh Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 49 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Đoạn 1: phương pháp nêu ví dụ, dùng số liệu. ⇒ Tác dụng: làm nổi bật ý Trần Quốc Tuấn tiến cử người giỏi cho đất nước.

- Đoạn 2: phương pháp thuyết minh, nêu định nghĩa kết hợp phân tích ⇒ Tác dụng: các bút danh của Ba-sô được giải thích một cách rõ ràng.

- Đoạn 3: phương pháp số liệu kết hợp với phương pháp so sánh. ⇒ Tác dụng: số liệu mới mẻ, cấu tạo tế bào của con người được thuyết minh kết hợp với những so sánh hấp dẫn tạo ra sự thuyết phục với người nghe

- Đoạn 4: phương pháp phân tích ⇒ Tác dụng: miêu tả lại các vật dụng, cách thức chơi trò hát trống quân

2. Soạn câu 2 trang 50 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Thuyết minh bằng cách chú thích

- Câu văn không sử dụng phương pháp định nghĩa vì không chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm, bản chất của nhà văn này

- Phương pháp chú thích và định nghĩa:

+ Phương pháp định nghĩa đòi hỏi khoa học, chính xác (yếu tố B: đặt đối tượng định nghĩa vào loại lớn hơn; chỉ ra yếu tố nói đúng đặc điểm bản chất của đối tượng để phân biệt với các đối tượng cùng loại)

+ Phương pháp chú thích: sử dụng mềm dẻo, dễ, linh hoạt hơn

b. Thuyết minh bằng giảng giải nguyên nhân- kết quả

- Đoạn trích thuyết minh về niềm say mê, và nguồn gốc bút danh Ba-sô vì đó mới chính là vấn đề người viết thông báo

- Các ý có quan hệ nhân- quả với nhau

+ Niềm say mê cây chuối là nguyên nhân dẫn đến bút danh Ba-sô

+ Đoạn trích được trình bày hợp lí, hấp dẫn vì người viết sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp với đối tượng thuyết minh  hình ảnh hiện lên hấp dẫn, sinh động hơn

3. Soạn câu 3 trang 51 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Sử dụng phương pháp thuyết minh do mục đích thuyết minh quyết định

4. Soạn câu 4 trang 51 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

 Phương pháp thuyết minh cần gây được hứng thú, hấp dẫn với người nghe, người đọc.

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 51 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Văn bản thuyết minh được viết nhằm cung cấp những tri thức về hoa lan, một loại hoa được ưa chuộng

- Tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh: chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ... nhờ đó mà lời thuyết minh trở nên linh hoạt, sinh động và hấp dẫn.

+ Chúng ta thấy ở ngữ liệu có sử dụng phương pháp chú thích: hoa lan được người phương Đông tôn là “Loài hoa vương giả”… nữ hoàng của các loài hoa.

+ Chúng ta thấy ở ngữ liệu có sử dụng phương pháp phân tích, giải thích: “Họ lan được chia thành hai nhóm: nhóm phong lan…lớp thảm mục”

+ Chúng ta thấy ở ngữ liệu có sử dụng phương pháp nêu số liệu cho thấy sự đa dạng tuyệt vời của hoa, của lá về hình dáng, màu sắc

6. Soạn câu 2 luyện tập trang 52 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Mở bài

- Giới thiệu về nghề truyền thống định thuyết minh

b. Thân bài

- Giới thiệu địa chỉ của làng nghề: nằm ở đâu, cách đi đến và nhận dạng như thế nào?

- Nêu nguồn gốc, lịch sử hình thành của làng nghề truyền thống đó

+ Làng được hình thành, ra đời từ khi nào?

+ Lịch sử của làng gắn với sự kiện, nhân vật quan trọng nào?

+ Thời gian tồn tại và phát triển dài bao lâu?

- Chi tiết về làng nghề truyền thống ấy

+ Trong làng có bao nhiêu gia đình theo nghề?

+ Khung cảnh làng như thế nào?

+ Sản phẩm truyền thống của làng nghề là gì? Hiện nay, người dân trong làng vẫn duy trì phương pháp thủ công hay hiện đại?

+ Nêu nét thay đổi, tiến bộ trong hoạt động làm nghề của con người nơi đây.

+ Quá trình những người nghệ nhân làm nghề có gì đặc biệt, gây ấn tượng với em?

+ Sản phẩm tạo ra có hình dáng, màu sắc như thế nào? Thể hiện nét đặc trưng chỉ thuộc về làng nghề này...

- Những sự vật, khung cảnh khác xung quanh làng nghề

- Nêu vị trí, giá trị của làng nghề truyền thống ấy trên đất nước, với người dân nơi đây

c. Kết bài

- Nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân

Ngày:22/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM