Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) tóm tắt

Bài soạn tóm tắt với nội dung trọng danh dự, găn bó với hạnh phúc gia đình và tha thiết với cuộc sống bình yên, phồn vinh của dân tộc. Đó là những tình cảm cao cả nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Mời các em cùng tham khảo.

Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 36 SGK Ngữ Văn tóm tắt

Diễn biến trận đánh qua 2 chặng:

- Đăm Săn khiêu chiến, Mtao Mxây đáp lại.

- Vào cuộc chiến:

  • Hiệp một: Mtao Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên.

  • Hiệp hai: Đăm Săn múa trước, Mtao Mxây hoảng hốt trốn chạy. Đăm Săn lấy được miếng trầu, trở nên mạnh mẽ hơn.

  • Hiệp ba: Đăm Săn múa và đuổi theo Mtao Mxây. Đăm Săn đâm trúng kẻ thù, nhưng áo hắn không thủng, chàng phải cầu cứu thần linh.

  • Hiệp bốn: Đăm Săn được thần linh giúp sức, đuổi theo và giết chết kẻ thù.

2. Soạn câu 2 trang 36 SGK Ngữ Văn tóm tắt

- Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn với dân làng:

  • Số lần đối đáp: cuộc đối thoại gồm 3 nhịp hỏi – đáp. Con số 3 mang biểu tượng cho số nhiều. Số lần hỏi đáp đó có sức phản ánh, cho thấy lòng mến phục, thái độ hưởng ứng tuyệt đối.

  •  Mỗi lần đối đáp có sự khác nhau: lần thứ nhất - Đăm Săn chỉ gõ vào một nhà, lần thứ hai gõ vào tất cả các nhà, lần thứ ba gõ vào mỗi nhà trong làng. Qua cả 3 lần thấy được sự trung thành của dân làng.

- Hành động của dân làng: kéo đến ăn uống linh đình, vui vẻ để ăn mừng cho Đăm Săn, cho chính mình.

3. Soạn câu 3 trang 36 SGK Ngữ Văn tóm tắt

Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng với ý nghĩa:

  • Người anh hùng sử thi được toàn thể cộng đồng suy tôn tuyệt đối. Qua chiến thắng của cá nhân anh hùng, sử thi cho thấy sự vận động lịch sử của cả một cộng đồng tộc người.

  • Cuộc chiến tranh bộ tộc cho thấy bước đi của lịch sử vận động phát triển, mở rộng lãnh thổ, đất đai của các bộ tộc Ê –đê.

4. Soạn câu 4 trang 36 SGK Ngữ Văn tóm tắt

- Trong đoạn trích này, kiểu câu được dùng nhiều nhất là kiểu câu có sử dụng biện pháp so sánh, ví von

  • Những câu chứa biện pháp so sánh kiểu tương đồng (chàng múa trên cao, gió như bão; chàng múa dưới thấp, gió như lốc; đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối…), 

  • So sánh kiểu tăng cấp (Đăm Săn múa khiên),

  • So sánh kiểu tương phản (đối lập giữa cảnh múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây).

→ Những câu văn theo kiểu đòn bẩy này có giá trị rất lớn trong việc miêu tả nhân vật người anh hùng. Nó khẳng định và nâng bổng lên tài năng, sức mạnh của Đăm Săn – người anh hùng uy danh lừng lẫy làm mờ đi cả sự giàu có và sức mạnh của kẻ thù.

- Các hình ảnh, sự vật được đem ra để so sánh ở đây đều lấy ra từ thế giới tự nhiên, từ vũ trụ. Như thế hàm ý của tác giả là muốn lấy vũ trụ để “đo” kích cỡ, tầm vóc của nhân vật anh hùng. Thủ pháp nghệ thuật này là một thủ pháp quen thuộc của sử thi. Nó giúp mang lại những giá trị thẩm mĩ rất đặc trưng cho thể loại này: đặc trưng về sự trang trọng, hoành tráng và dữ dội.

5. Soạn câu luyện tập trang 36 SGK Ngữ văn tóm tắt

Vai trò của thần linh đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn:

  • Quan hệ giữa thần linh và con người rất gần gũi, mật thiết, thậm chí bình đẳng, thân tình.

  • Tuy có tham gia vào việc của con người, nhưng thần linh chỉ đóng vai trò “gợi ý”, “cố vấn”.

Ngày:27/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM