Soạn bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự Ngữ văn 10 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em học sinh nội dung bài soạn dưới đây, nhằm giúp các em có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp dễ dàng hơn. Đồng thời, eLib hi vọng rằng đây sẽ là bài soạn bổ ích để các em có thể viết một bài văn tự sự đạt điểm cao. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 62 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy , tác giả dân gian kể:

- Chuyện về tình cha con.

- Chuyện về tình vợ chồng chung thủy.

- Chuyện về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta xưa.

=> Ba chuyện đan lồng vào nhau. Chuyện về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta xưa là mạch văn chính của toàn bộ truyện.

b. Phân tích sự việc Trọng Thủy và Mị Châu chia tay nhau:

- Sự việc Trọng Thủy và Mị Châu chia tay nhau là một sự việc tiêu biểu.

- Trong sự việc này có hai chi tiết tiêu biểu là những mốc quan trọng dẫn dắt sự phát triển của truyện:

+ Chi tiết 1 là sự báo trước về cuộc chiến tranh sẽ xảy ra.

+ Chi tiết 2 logic với phần sau của truyện.

+ Giả sử bỏ chi tiết Mị Châu rắc lông ngỗng câu chuyện sẽ không nối tiếp được.

2. Soạn câu 2 trang 62 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Có thể dựa vào các chi tiết sau để kể lại câu chuyện "Lão Hạc" của Nam Cao như sau:

- Anh con trai trở về và gặp lại ông giáo, được nghe kể lại chuyện của cha mình (chuyện mất mùa, lão Hạc phải bán chó, chuyện lão sang thưa chuyện, rồi lão tự tử bằng bả chó...).

- Hai người ra thăm mộ Lão Hạc, anh con trai đã ở đây để dọn dẹp lại mộ cha.

- Anh gặp ông giáo, gửi lại những gì cha gửi, rồi lên đường tham gia kháng chiến.

3. Soạn câu 3 trang 62 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Có những cách sau để chọn những sự việc để kể đạt hiệu quả và gây ấn tượng:

+ Xác định đề tài của văn bản.

+ Dự kiến các sự việc trong cốt truyện. Có hai loại cốt truyện sau:

  • Cốt truyện truyền thống: Trình bày, khai đoạn, phát triển, đỉnh điểm, kết thúc.
  • Cốt truyện phóng khoáng hiện đại: cốt truyện theo logic kể trên, có thể đảo ngược trình tự.

- Phân chia cốt truyện thành các đoạn, mỗi đoạn chọn một số sự việc, chi tiết tiêu biểu nổi bật.

4. Soạn câu 1 luyện tập trang 64 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Chi tiết có vai trò chuẩn bị cho sự việc ở phần kết thúc đoạn là chi tiết "hòn đá xấu xí được xác định là rơi từ trên vũ trụ xuống", vì vậy không thể bỏ qua chi tiết này. Đồng thời, chi tiết này nó còn tạo ra nội dung tư tưởng cho bài văn. Nếu không có sự việc này thì chắc người làng và đám trẻ ghét bỏ vì không phục vụ vào cuộc sống hàng ngày của họ, họ sẽ không bao giờ thấy được “vẻ đẹp” và giá trị thực sự của hòn đá.

b. Từ sự việc này có thể rút ra bài học: Khi lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu cho bài văn tự sự cần cân nhắc kĩ càng và thận trọng. Các sự việc chi tiết được chọn phải góp phần dẫn dắt cốt truyện, phải tô đậm tính cách của nhân vật, tạo ra sự hấp dẫn và tập trung vào chủ đề của bài văn.

5. Soạn câu 2 luyện tập trang 64 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Trong đoạn trích Uy – lít – xơ trở về, tác giả Hô – me – rơ đã kể lại toàn bộ quá trình Pê – nê – lốp thử thách Uy – lít – xơ trước khi hai người chính thức nhận ra nhau.

- Ở cuối đoạn, tác giả có kể một sự việc quan trọng đó là việc Pê – nê – lốp chính thức nhận ra Uy – lít – xơ.

- Chi tiết:

+ Gian phòng của hai vợ chồng được xây quanh cây ô – liu.

+ Gốc cây được đẽo thành một chiếc chân giường làm thành chiếc giường bất di bất dịch,...

- Đoạn kể này có thể coi là một thành công của Hô – me – rơ, vì:

+ Nó độc đáo, bất ngờ, logic làm nổi bật vẻ đẹp, phẩm chất của các nhân vật sử thi.

+ Tạo ra sự hấp dẫn, li kì, kích thích sự tò mò của người đọc.

Ngày:14/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM